Thể thao trong nước

Bước khởi sắc của cờ tướng phong trào

ClockThứ Bảy, 04/03/2017 05:59
TTH - Tại Giải cờ tướng truyền thống TP. Huế lần thứ 35 – 2017, Trung tâm TDTT TP. Huế áp dụng luật thi đấu có đồng hồ tính giờ. Ngoài tác dụng hạn chế tiêu cực, đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy phong trào cờ tướng Huế sẽ có nhiều khởi sắc.

Tín hiệu đáng mừng

Nếu làm phép tính hơn thua giữa con đường phát triển cờ vua – cờ tướng thì cờ tướng vẫn thiệt thòi hơn do sự đầu tư (kể cả phong trào) còn hạn chế. Cờ vua phát triển hơn vì ngoài thành tích, môn cờ này đã đi vào trường học, thu hút đối tượng học sinh tham gia. Người trẻ dễ tiếp cận với công nghệ, phương thức thi đấu hiện đại, vì vậy mà trước luật đấu mới, họ nhanh chóng thích nghi và giành thành tích.

Các kỳ thủ thi đấu với đồng hồ tính giờ tại giải cờ tướng truyền thống TP. Huế năm 2017

Từng là thủ phủ một thời về môn cờ dưới thời triều Nguyễn nên cờ tướng có điều kiện phát triển và thu hút đông đảo người chơi. Thế nhưng, đối tượng chơi cờ tướng ở Huế chủ yếu lớn tuổi hoặc chí ít cũng trên tuổi 30. Đối tượng này thiên về cách đánh tư duy thoải mái, vừa đánh vừa trò chuyện, nghỉ ngơi và ván cờ có thể kéo dài hàng giờ liền. Đó không phải là cách đánh cờ để thi đấu, do vậy khi đến với các giải, nhất là giải có áp dụng đồng hồ trong thi đấu, nhiều người chấp nhận “đầu hàng”, bị “khớp” bởi đồng hồ.

TP. Huế là địa phương duy trì được tính bền vững của giải cờ tướng truyền thống với 35 lần liên tục tổ chức vào các dịp đầu xuân và luôn thu hút hàng trăm VĐV tham gia. Trước đây, cách tổ chức chủ yếu dựa vào nguyên tắc phân cao thấp giữa hai người đánh cờ. Khi lối đánh ở các giải đấu lớn được thay đổi, Trung tâm TDTT TP. Huế cho VĐV đánh một trận cờ đối đầu khoảng 90 phút, sau đó mới áp dụng thi đấu có đồng hồ. Cách tổ chức ấy không sai nhưng nhiều trường hợp vẫn chọn “chiến thuật” câu giờ, 90 phút chỉ đi vài nước cờ và dồn đối thủ vào thế khó trong 5 phút thi đấu có đồng hồ, khiến họ phải thua cuộc như một đòn đánh tâm lý.

Giải cờ tướng truyền thống TP. Huế lần thứ 35 – 2017, Trung tâm TTTD TP. Huế đưa luật thi đấu có đồng hồ vào thi đấu ngay từ đầu với nhóm VĐV có điểm số cao. Điều này tạo ra được nhiều lợi ích, tránh hiện tượng câu giờ, đồng thời giúp các kỳ thủ bắt nhịp với hình thức thi đấu hiện đại, qua đó chuyên nghiệp hóa cờ tướng phong trào. Ông Nguyễn Đông Phương, Phó Giám đốc Trung tâm TDTT TP. Huế cho biết: “Việc áp dụng thi đấu có đồng hồ không chỉ chuyên nghiệp hóa vận động viên về chuyên môn mà còn góp phần điều chỉnh tinh thần, thái độ thi đấu của họ. Trước đó, nhiều ván cờ vận động viên câu giờ, theo dõi các trận đấu của đồng đội nhằm tạo ra lợi thế đồng đội hay bắt tay với một đội tuyển nào khác để có lợi cho họ”.

Chờ mong

Việc áp dụng đồng hồ vào thi đấu cũng chỉ là dấu hiệu đáng mừng, chưa phải là căn cứ để khẳng định từ đây phong trào cờ tướng Huế chắc chắn thẳng tiến, song nếu so với các tỉnh, thành bạn, những người yêu cờ tướng có thể tin tưởng điều tốt đẹp sẽ đến.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cờ tướng hai đầu đất nước, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp,… thì ngay tại miền Trung, Đà Nẵng và Bình Định là những cái tên đang phát triển môn cờ tướng với cách làm chuyên nghiệp hóa phong trào chơi cờ, trong đó có cả áp dụng đồng hồ khi thi đấu. Có thể thấy ngay các giải phong trào, thậm chí các CLB hay những người chơi “rủng rỉnh” túi tiền cũng sắm đồng hồ về để tập cách thi đấu chuyên nghiệp và từ đó, mong ước họ đang dần trở thành hiện thực.

Thừa Thiên Huế cũng là địa phương duy nhất của toàn quốc có liên đoàn cờ cấp huyện (bên cạnh liên đoàn cờ cấp tỉnh) là TP. Huế, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang. Đây là những bộ máy quan trọng giúp thúc đẩy phong trào chơi cờ nói chung và cờ tướng nói riêng, từ đó sản sinh ra những kỳ thủ cho thể thao chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn cờ Thừa Thiên Huế khẳng định, muốn có đỉnh cao thì phong trào phải tốt và tỉnh nhà hội đủ nhiều điều kiện để làm được điều đó, như số lượng người chơi tương đối đông, duy trì phong trào tốt, có nhiều người giàu kinh nghiệm bên cạnh các liên đoàn cùng góp sức thúc đẩy phong trào, do vậy tin rằng trong tương lai không xa, cờ tướng Huế sẽ khởi sắc.

“Việc áp dụng thi đấu với đồng hồ là xu hướng các đơn vị chuyên nghiệp đang áp dụng. Điều này hạn chế tiêu cực, tạo cho vận động viên tư duy thi đấu trung thực, khách quan và giúp họ tập làm quen với môi trường thi đấu chuyên nghiệp, kể cả chịu áp lực”.

Châu Viết Hải, VĐV có hơn 10 lần giành huy chương vàng các giải cờ tướng tỉnh và TP. Huế

Bài, ảnh: Minh Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân
Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương

Sáng 18/11, tại nút giao Bùi Thị Xuân với cầu vượt Nguyễn Hoàng, phường Phường Đúc (TP. Huế), Ban thực hiện cưỡng chế TP. Huế tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, phá dỡ nhà ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án (DA) đầu tư, xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương.

Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Return to top