Thể thao trong nước

Chức vô địch & nỗi nhớ

ClockThứ Bảy, 23/12/2017 06:11
TTH - Một năm thành công khi vô địch đến 4 giải đấu danh giá, nữ kỳ thủ Kim Phụng đã làm rạng danh cờ vua Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Song, với người hâm mộ thể thao Huế, ngoài cảm xúc vui mừng thì thành tích ấy cũng gợi lại những nỗi nhớ.

Hơn 70 VĐV tham gia Giải Cờ vua cờ tướng Đại hội Thể dục thể thaoNguyễn Ngọc Trường Sơn dừng bước ở Cúp cờ vua thế giới 2017Chạnh lòng cờ vua xứ HuếGần 130 kỳ thủ nhí tranh tài tại cúp cờ vua Hương Giang lần thứ 4Hương Thủy nhất toàn đoàn Giải Cờ vua cờ tướng Đại hội TDTT tỉnh

Kim Phụng khoác áo tuyển Việt Nam thi đấu ở giải quốc tế (Ảnh: Internet)

“Bay cao” tại đấu trường quốc tế

Đáng chú ý nhất là giải London Chess Clacssic FIDE Open và vô địch Châu Á (hai giải còn lại là châu Á – Thái Bình Dương, Đấu thủ mạnh toàn quốc). Trước khi tham dự giải London Chess Classic FIDE Open (tháng 12/2017), Kim Phụng (với Elo 2.380) đặt mục tiêu đạt Elo 2.400 (hệ số Elo là phương pháp tính toán tương đối trình độ người chơi cờ vua). Ngoài việc hoàn thành mục tiêu mỹ mãn, nữ kỳ thủ gốc Huế còn khiến người hâm mộ sửng sốt khi giành chiến thắng trước nam đại kiện tướng Daniel Gormally (Elo 2.477), Tamas Fodor (Elo 2.496) và Jules Moussard (Elo 2.576). Cần phải nói thêm, nam kỳ thủ Jules từng vô địch tất cả các lứa tuổi tại Pháp nhưng đã đầu hàng Kim Phụng sau 43 nước đấu trí.

Suốt 9 ván đấu, Kim Phụng chỉ để thua duy nhất 1 ván cuối, trước đối thủ nằm trong nhóm tay cờ mạnh nhất giải là đại kiện tướng Sebastien Maze (chỉ số Elo 2.614). Song, đó chưa hẳn là một thất bại, vì dù đối thủ vượt trội về mọi mặt, Kim Phụng vẫn thi đấu bình tĩnh, tận dụng rất tốt lợi thế cầm quân trắng, buộc Maze phải liên tục đổi quân và kéo trận đấu về thế cờ tàn sau 70 nước đi. Phải sau 115 nước cờ, Kim Phụng mới để đối thủ kết thúc trận đấu. Với việc giành được 6,5 điểm sau 9 ván, Kim Phụng xếp hạng 23/288 kỳ thủ dự giải, trở thành kỳ thủ nữ có điểm số và xếp hạng cao nhất, đứng trên hàng loạt đại kiện tướng quốc tế.

Nếu ngôi vô địch giải London Chess Clacssic FIDE Open giúp nâng tầm của nữ kỳ thủ sinh năm 1993 ở đấu trường châu Âu thì chức vô địch châu Á 2017 lại giúp cờ vua Việt Nam giải tỏa “cơn khát” danh hiệu châu lục suốt 17 năm chờ đợi (kể từ khi Hoàng Thanh Trang nhận được danh hiệu này năm 2000). Ở giải đấu này, Kim Phụng đã có những tính toán hợp lý để giành chiến thắng đến 6 ván đấu và chỉ hòa 3 ván. Đặc biệt, khi đối mặt với đối thủ người Ấn Độ ở vòng cuối cùng là WGM Gomes Mary Ann có Elo 2.318, tư duy chiến thuật nhạy bén đã giúp Kim Phụng thủ hòa đối phương, qua đó đăng quang ngôi vô địch bảng nữ giải vô địch châu Á, đồng thời giành một suất dự World Cup 2018.

Gợi lại nỗi nhớ

Kim Phụng là nữ VĐV người Huế và cũng trưởng thành từ lò đào tạo cờ vua Huế. Sau hơn 10 năm được đào tạo dưới tay của vị HLV lão luyện Bảo Tài, Kim Phụng cho thấy tư duy sắc bén khi chơi cờ và khả năng thi đấu rất lỳ lợm. Năm 2005, khi dự Giải cờ vua trẻ thế giới ở Belfort (Pháp), Phụng đã thi đấu đến 140 nước để chia điểm với đối thủ Trung Quốc và xếp hạng 4 chung cuộc nhóm tuổi U12. Tài năng và duyên “săn” thành tích cực tốt. Song, chế độ đãi ngộ và nhiều lý do khác khiến Kim Phụng chia tay cờ vua Huế trước sự hụt hẫng của người hâm mộ.

Sự ra đi của Kim Phụng (sau Bảo Trâm, Như Ý, Thanh Khiết) khiến cờ vua Huế càng trở nên “hẫng” cả về lực lượng lẫn thành tích. Mất hơn cả thập kỷ gầy dựng, Huế mới có những tài năng thực sự như Kim Phụng. Hơn thế, với môn cờ, VĐV có độ bền rất cao, càng thi đấu càng kinh nghiệm và không bị ảnh hưởng nhiều bởi chuyện tuổi tác. Điều này khiến những ai yêu thích cờ vua Huế đều không tránh khỏi cảm giác luyến tiếc.

Vẫn biết, việc nữ kỳ thủ đang khoác áo Bắc Giang nhưng thi đấu ở các giải quốc tế và có thành tích thì điều đó luôn làm rạng danh thể thao Việt Nam và cũng mang lại ít nhiều niềm vui cho người hâm mộ Cố đô. Song, “fan” thể thao Huế có lý do để luyến tiếc bởi vì nếu giữ chân được Kim Phụng, có lẽ suốt những năm qua, cờ vua Huế sẽ “thu lãi” tốt hơn.

Mỗi lần Kim Phụng thành công trên đấu trường quốc tế, truyền thông và giới chuyên môn tại nhắc đến xuất thân của cô từ lò đào tạo Huế. Ngoài nhiệm vụ giới thiệu, họ cũng luyến tiếc cho cuộc chia tay của Kim Phụng và cờ vua Huế. Nhưng cũng có thể hiểu, đó như là lời nhắc khéo với thể thao Cố đô về sự đầu tư cho VĐV thực sự chất lượng. Đào tạo VĐV cần quá trình dài và chắc chắn sẽ tốn kém nên khi VĐV đạt đến giai đoạn đỉnh cao, cần có sự quan tâm đặc biệt.

Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top