ClockThứ Sáu, 08/05/2015 13:01

Cầu nối Việt - Pháp

TTH - Sự kiện vui ở Huế diễn ra cách đây ít hôm khi hai người con vùng đất Cố đô được Pháp phong tặng phần thưởng cao quý, đó là Huân chương Quốc công dành cho ông Nguyễn Văn Mễ - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Huân chương Cành cọ Hàn lâm dành tặng Nhà nghiên cứu - Dịch giả Bửu Ý.

Vinh dự thuộc về nhiều người

Về Huân chương Quốc công vừa được Cộng hoà Pháp trao tặng, ông Nguyễn Văn Mễ, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ:

Đây là vinh dự to lớn của cá nhân tôi, là niềm tự hào về những thành tựu của tỉnh nhà trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong việc mở rộng quan hệ hợp tác Việt - Pháp nói riêng. Đây cũng là phần thưởng cao quý có sự đóng góp của rất nhiều người, đặc biệt là vai trò và sự đóng góp của Hội Người yêu Huế tại Paris, mà ông Lê Huy Cận là Chủ tịch Hội lâu năm nhất, đã thực sự bắc cầu cho nhiều mối quan hệ bền chặt giữa các đối tác Việt - Pháp.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam trao Huân chương Quốc công cho ông Nguyễn Văn Mễ (phải)

Quan hệ Việt - Pháp đã đem lại một số thành tựu cụ thể trên nhiều lĩnh vực. Trong đó có thể kể đến một số dự án phát triển hạ tầng như cải tạo lưới điện, nhà máy cấp nước Huế, trùng tu một số di sản, cải thiện hệ thống môi trường đô thị, góp phần nâng tầm vị trí của tỉnh nhà và đưa TP Huế trở thành thành phố Festival.

Các dự án hợp tác còn được ưu tiên lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, các trường đại học, dạy nghề, quản lý đô thị. Đội ngũ này đã và đang là lực lượng nòng cốt trong các cơ sở y tế chuyên sâu như Bệnh viện Trung ương Huế, Trường đại học Y Dược Huế, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề ở Thừa Thiên Huế.

Với cương vị là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, tôi sẽ tiếp tục triển khai các dự án hợp tác trong lĩnh vực khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.

Về các chương trình hợp tác Việt - Pháp nói chung, nên thúc đẩy hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ. Tiếp tục mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa và làm sinh động hơn nữa môi trường Pháp ngữ tại địa phương. Mặt khác, cần thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư từ các đối tác Pháp vào các chương trình, dự án mà họ có thế mạnh. Cho đến nay, vẫn chưa có dự án nào của các nhà đầu tư Pháp vào Thừa Thiên Huế. Chúng ta hãy cùng nhau khắc phục điểm yếu này trong thời gian tới.

Quá trình dài cống hiến

Huân chương Cành cọ Hàn lâm là phần thưởng cao quý dành cho những cá nhân đóng góp quan trọng trong việc làm giàu di sản văn hóa, phát triển tri thức khoa học và nghệ thuật của Pháp trên toàn thế giới. Với dịch giả Bửu Ý, phần thưởng này chính là ghi nhận cả một quá trình dài cống hiến, đóng góp của ông dành cho văn hóa, văn chương.

Nhà nghiên cứu, dịch giả Bửu Ý (bên trái) vinh dự đón nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp ngày 4/5/2015

Sau khi đỗ Tú tài 1, lên Đà Lạt học ở Trường Yersin và đỗ Tú tài 2, năm 1957, chàng thanh niên trẻ vừa tròn 20 tuổi Nguyễn Phước Bửu Ý bắt đầu con đường giảng dạy và là một trong những người dạy tiếng Pháp sớm nhất ở Huế. Đó cũng là năm đầu tiên Đại học Huế được xây dựng. Lúc đó, ông vừa đi dạy ở Trường Quốc Học, vừa học ở Văn khoa Đại học Huế.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con đường sự nghiệp của nhà nghiên cứu Bửu Ý cũng có những thăng trầm. Rời Huế vào Đà Nẵng dạy học, rồi vào Sài Gòn. Trong những năm đó, ông làm hai công việc song song: đi dạy kiếm tiền và làm Tổng Thư ký cho một tạp chí ở Sài Gòn. Cũng từ đó, ông đã đi đến dịch sách và cộng tác với nhiều nhà xuất bản: An Tiêm, Khai Trí, Ca Dao, Hoàng Đông Phương... Đến năm 1975, ông trở về sống và ở hẳn tại Huế. Với lòng đam mê, ông đã cho ra đời nhiều sách biên khảo, tập truyện ngắn để đời. Trong đó phải kể đến tác phẩm dịch đầu tay “Nhật ký Anne Frank” (năm 1964), “Mặt trời mù”, “Vỡ mộng”, “Con lừa và tôi”... Giai đoạn sau năm 1975 có những dịch phẩm như “Chúa tể đầm lầy”, “Nuôi dưỡng đời mình”... Tuy để lại rất nhiều dịch phẩm hay cho người đọc, nhưng dịch phẩm mà ông tâm đắc nhất là cuốn “Les Faux- Monnayeurs” (Bọn làm bạc giả) của André Gide. Đây là cuốn tiểu thuyết vừa khó, vừa dày và chứa đựng nội dung rất phong phú.

Từ sau những năm 1975, ông Bửu Ý được biết đến như là chiếc cầu nối giữa hai nền văn hóa Pháp-Việt, đúc chặt quan hệ giữa Pháp-Việt Nam và giữa Pháp với Huế. Suốt những năm giảng dạy môn tiếng Pháp ở Trường đại học Sư phạm và Trường đại học Khoa học (bấy giờ là đại học Tổng hợp), ông luôn tinh chọn đưa vào chương trình dạy học những kiến thức về nền văn hóa, văn minh của Pháp thông qua những tác phẩm văn học kinh điển. Ông còn là người biên soạn và dàn dựng nhiều vở kịch hay, lồng ghép ngôn ngữ, văn hóa tinh hoa của nước bạn vào những buổi hoạt động ngoại khóa, chương trình giao lưu văn nghệ.

Bộc bạch cảm xúc khi đón nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp-một nước vốn có nền văn hóa, văn minh lâu đời trên thế giới, ông Bửu Ý cười giản dị: Ban đầu nhận được tin, tôi cảm thấy vui vui, tức có mức độ và tương đối. Dù sao đây cũng là bằng chứng thân thiện giữa hai quốc gia Pháp - Việt mà mình hân hạnh đại điện.

Bài, ảnh: Thương Minh Thủy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian

Chiều 24/11 tại UBND xã Thủy Thanh (Hương Thủy) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác nghiên cứu văn hóa dân gian năm 2024 do Hội Văn nghệ dân gian tổ chức.

Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian
Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

Sáng 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt ấn phẩm “Một trăm năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – Một góc nhìn”.

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt
Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh

Sau hơn 20 năm mỏi mòn chờ đợi, đầu tháng 11/2024 ngôi nhà rường cổ đầu tiên trong số 21 nhà tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP. Huế được khởi công tu bổ, chống xuống cấp để trả lại nguyên bản nhà rường cổ Huế, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị hướng tới phát triển du lịch - dịch vụ ở phố cổ Bao Vinh.

Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Return to top