ClockThứ Bảy, 30/03/2019 12:26

Kiến thức về thành phố

TTH - Điều này chỉ thành chuyện khi cậu bé ấy đã hơn 14 tuổi, sống cùng gia đình trong một khu dân cư ở bờ Nam sông Hương.

“Cửa mình vừa qua, có phải là Thượng Tứ không mẹ?”. Cháu trai nhoài ra người ra cửa sổ và hỏi. Đó cũng là câu hỏi bình thường đối với những ai vừa mới đến thành phố, hoặc chỉ đôi khi ghé qua nên mọi thứ chưa thể nào được ghi nhớ hết. Điều này chỉ thành chuyện khi cậu bé ấy đã hơn 14 tuổi, sống cùng gia đình trong một khu dân cư ở bờ Nam sông Hương. Mẹ cháu xác tín lại điều đó cho con, hơi có phần cao giọng hơn bình thường khi nhắc cu cậu phải chú ý và quan sát mọi thứ xung quanh. “Con biết mà – cậu bé nói – chỉ tại có hơi chút nhầm lẫn vì các cửa gần giống nhau, chỉ khác con đường và dãy phố hai bên”. Tuy nhiên, vẫn có một chút gì đó lừng khừng khi tôi nhân tiện test lại cu cậu tên các cửa vào Thành nội…

Có những điều đơn giản vậy thôi, nhưng vẫn là một cái gì đó không chắc chắn lắm khi tôi – nhân câu chuyện này – thử làm một cuộc khảo sát bỏ túi của mình về kiến thức thành phố ở vài cô bé, cậu bé mình gặp. Sông Hương, núi Ngự, Đại Nội, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức hay lăng Khải Định và festival là những từ được nhắc tới trong khảo sát này. Ngay cả khi hỏi ngược lại trong Đại Nội có gì thì câu trả lời cũng không đến ngay và cũng không mấy nhiều.

Dù không đồng ý với cách nhìn khác, rằng lũ trẻ bây giờ thuộc tên diễn viên và các hot boy, hot girl, biết tường tận các điểm bán thức ăn đường phố trong các ngõ ngách, các điểm thường được chọn để check-in… hơn là những địa danh văn hóa, lịch sử vì không phải là hoàn toàn, tôi vẫn nhận thấy, chúng ta dường như đã ít quan tâm đến việc mình đã làm gì, hướng dẫn các con ra sao và có vẻ “thả nổi” chúng với việc tự học, tự tìm hiểu. Hoặc có khi, giao phó điều ấy cho nhà trường. Trong khi đó, áp lực của việc học chính khóa, học thêm gần như đã “xếp kín” lịch sinh hoạt hàng ngày của lứa tuổi học trò.

Tôi nhớ cách đây không lâu, một cô giáo dạy văn đã nghỉ hưu kể lại niềm hứng thú của cô và trò khi thay vì vào phòng học, chị dẫn các cháu ra Nghinh Lương Đình để giảng bài Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Chị kể, sau hôm ấy, đọc bài văn như một kiểu thu hoạch của cả lớp, chị đã cảm nhận được những điều thật khác, tươi mới và sinh động hơn hẳn những bài viết khác mà các em đã làm. Cô giáo ấy nói, chị tiếc vì không thể làm việc ấy thường xuyên được. Chị cũng bảo, giá mà hồi còn đi dạy, các buổi ngoại khóa được nhà trường lên lịch dạy tại nhiều điểm như thế của Huế, chắc chắn là các em sẽ biết thêm nhiều điều và cảm nhận sẽ khác…

Tôi nhớ điều này đã được đặt ra tại nhiều diễn đàn giáo dục và văn hóa. Nếu thức sự được quan tâm và triển khai đúng mức, những buổi tham quan, giờ học ngoại khóa, hay những buổi nghe giảng thực địa tại một điểm di tích hay thắng cảnh nào đó chắc chắn sẽ mang đến cho học trò nhiều thú vị. Những bài học về văn hóa, lịch sử, cuộc sống và con người cũng sẽ nhờ thế mà gần gũi, sinh động, thú vị và dễ nhớ, dễ thuộc hơn rất nhiều.

Một sự thay đổi, có thể rồi sẽ lại được bắt đầu khi tại buổi làm việc vào trung tuần tháng 2 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chính thức giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng giáo trình giáo dục văn hóa, truyền thống địa phương cho học sinh các cấp trên cơ sở phù hợp với lứa tuổi…

MỘC TRÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập dân tộc

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 25/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh; Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TP Huế; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị lực lượng lượng vũ trang và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã đến viếng, dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế.

Tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập dân tộc
Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp

Theo lãnh đạo TP. Huế, định hướng phát triển giao thông xe đạp nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, an toàn, chuyển đổi phương thức đi lại trong thành phố theo hướng xanh, sinh thái và bền vững. Hướng tới xây dựng Huế trở thành một trong những thành phố xe đạp đầu tiên của Việt Nam.

Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp

TIN MỚI

Return to top