ClockThứ Ba, 09/06/2015 04:21

Lan man về một điều đẹp

TTH - Buổi sáng, thấy cô bạn trên Facebook khoe ảnh các đứa nhỏ của cô háo hức với mấy trò chơi mộc mạc trong một công viên dường như chả ai để ý trên một hòn đảo nhỏ thuộc vịnh Nha Phu (Nha Trang). Mình nhìn, và cũng thấy khoái lũ trẻ khi mà điều chúng thích là những trò chơi được làm từ những chiếc lốp cũ, được phủ lên bởi những lớp sơn vui vẻ. Có lẽ cũng vì thế mà mấy trò đơn giản như xích đu, vượt chướng ngại vật hay cầu trượt đã mang đến một hơi thở khác, sinh động và đương đại hơn. Thì mình cứ lấy điều ấy để giải thích khi lũ trẻ thay vì đi ngắm biển, leo núi, ngắm san hô, xem xiếc thú hay nhìn lũ khỉ dạn dĩ nghịch ngợm vòi vĩnh đòi du khách cho ăn… lại thích thú với một không gian mới, vừa lạ, vừa quen, lại vô cùng thoải mái. Cái không gian mà cô bạn viết trên status là nó thật giản dị mà đẹp đẽ vô ngần…

Những chiếc lốp sặc sỡ trên dòng thời gian của cô bạn khiến tôi nhớ mình đã ngoái nhìn, rồi quay trở lại khi trông thấy những chiếc bàn café gồm mặt kính được đặt trên hai chiếc lốp xe cũ. Rất đông người đã chọn cho mình một chỗ ngồi ở đó. Lại nhớ, có lần, mình cũng đã thử trèo lên một chiếc xích đu được làm từ mấy thanh tre thô mộc trong một khu nghỉ xa thành phố và cười váng lên một lúc như trẻ thơ.

Mà đã bao lâu rồi nhỉ, không chỉ lũ trẻ mà cả chúng ta nữa đã hiếm khi đến, hiếm khi có một không gian giản dị, mộc mạc và trong trẻo cho mình. Cái mà chúng ta tìm kiếm và hướng đến có khi là một nơi hãy còn hoang sơ; hay hãnh diện kể với bạn bè về một chốn đến sang trọng trong một resort nào đó nghe chừng xa lắm trong kỳ nghỉ vừa có. Rồi sau đó, chúng ta trở về và đóng gói mình trong các căn phòng, nhà phố, những buổi miệt mài online… rồi thấy chẳng có gì đáng vui trong không gian mình có. Chúng ta, và con cái của chúng ta nữa. Thế nên chẳng có gì để ngạc nhiên khi nhiều thầy cô giáo than thở về những bài văn nhạt thếch, những câu chữ đều đặn, rời rạc và thiếu sự kết nối của cảm xúc. Về những hình vẽ như rô bốt trong các bài học mỹ thuật. Rồi sau đó, rất nhiều, là sự than vãn về sự vô cảm, thiếu chia sẻ ở nhiều độ tuổi…
Chia sẻ một chút để thấy rằng, có nhiều điều hay ho ở ngay bên cạnh nhưng quả thật chúng ta đã không để ý, hoặc thiếu linh hoạt và thiếu sáng tạo để tự tạo cho mình một không gian thú vị có khi chỉ từ những vật dụng cũ. Chẳng hạn như mang đến đời sống mới với một chút sáng tạo từ những chiếc lốp cũ…
AN NHI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”

Buổi Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” với sự tham gia của tác giả, diễn giả Amandine Dabat - TS. Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, diễn ra ngày 5/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế.

Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”
Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh

Họa sĩ xứ Huế - Trần Vĩnh Thịnh đã đưa triển lãm “Một mùa thu chưa xa” của mình đến với công chúng yêu nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm khai mạc chiều 3/11 tại không gian Maii Art Space (72/7 Trần Quốc Toản, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh
Bên ngoài ô cửa có mây bay

Cơn đau bất ngờ ập đến khiến cả người Trúc toát hết mồ hôi lạnh. Cô đưa tay giật chiếc khăn trùm vướng víu trên đầu. Từng giọt mồ hôi túa ra như hạt đậu trên chiếc đầu không còn một sợi tóc của Trúc.

Bên ngoài ô cửa có mây bay
Đóa quỳnh hương của ca Huế

Đã thành thông lệ, vào mỗi tối thứ ba hàng tuần tại Câu lạc bộ (CLB) Ca Huế thính phòng 25 Lê Lợi thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Thừa Thiên Huế, nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Quỳnh Hoa lại đến sớm để xông một lư trầm nhỏ trên vuông chiếu thính phòng trước giờ biểu diễn. Đó là hình ảnh thân thương và quen thuộc của NNƯT Quỳnh Hoa trong lòng những thành viên CLB và khách tri âm.

Đóa quỳnh hương của ca Huế
Return to top