ClockThứ Năm, 26/08/2010 14:54

Lên đồi hái sim

TTH - Tháng bảy, tháng tám, trời trải thêm một vài cơn mưa nhẹ thì cũng vừa lúc sim chín rộ. Tôi có một người quen ở miền Tây, vì quá yêu thích bài thơ Màu tím hoa sim, chị đã nhờ người bạn miền Trung gửi một chùm hoa sim qua bưu điện. Hoa đến tay người nhận thì đã héo đen nhưng chị vẫn thích. Ngày chị vào Huế, tôi đưa chị lên những triền đồi phía Tây thành phố cho chị ngắm những bông hoa cuối mùa còn sót lại và tận tay hái những quả sim chín. Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng chị bảo, đã thỏa ước mong một thời.

Ngày còn bé, mỗi lần về quê ngoại, tôi mê nhất được theo trẻ chăn trâu hái sim. Cơm trưa xong, tôi đội chiếc rá tre lên đầu, lẻn ra ngõ sau lên đồi. Sướng nhất là gặp những bụi sim trái chín bóng, lúc lỉu giấu mình trong kẽ lá. Chỉ cần kéo cành, kê rổ bên dưới, rung nhẹ một tý thì ôi thôi, sim rơi lộp bộp. Đôi khi đi mỏi chân, chỉ gặp vài quả nhưng cái thú được tự mình thưởng thức “thành quả lao động” khiến tôi như say.


 
 
Hái được lưng rổ, tôi kiếm bóng cây nằm nghỉ. Lựa những trái sim mọng nhất cắn đôi cho nước tứa ra, vị ngọt thanh, thơm lừng tan nơi đầu lưỡi. Mắt lim dim nghe gió lộng bên tai, cuộc đời lúc ấy chẳng có chi vui bằng. Việc hái sim tựa như kiến tha mồi về tổ, không kiên nhẫn, rất dễ bỏ cuộc. Có hôm tôi bị say nắng và suýt bị rắn lục cắn, chợt nghĩ cái giá 200 đồng một lon sim chín bán ở chợ thời ấy quá rẻ so với sức người bỏ ra.
 
Mùa hè, đi thăm mộ ông nội, lũ trẻ nhà tôi khoái chí vì được hái sim. Thắp hương, viếng mộ xong, chúng tung tăng cầm túi bóng tỏa đi khắp nơi. Có lẽ ở thành phố nên gặp sim mới đỏ, hồng, chúng vặt hết, cho vào túi. Phát hiện những trái sim chín đen, tròn lẳn, chúng hét toáng như bắt được vàng.
 
Sau một buổi “lao động”, những đứa trẻ đổ sim, ngồi so sim “chuột”, sim “trâu”. Tay chân, mồm miệng dính đầy mủ sim; cỏ may găm đầy áo quần nhưng đứa nào cũng cười sung sướng. Nhìn chúng, tôi nhớ về mình hai mươi năm trước. Chợt thèm trái sim mọng nước ngọt lịm mang hương vị đồng quê, chân tôi lại lần bước trên triền đồi...
 
L.Tuệ
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian

Chiều 24/11 tại UBND xã Thủy Thanh (Hương Thủy) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác nghiên cứu văn hóa dân gian năm 2024 do Hội Văn nghệ dân gian tổ chức.

Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian
Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

Sáng 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt ấn phẩm “Một trăm năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – Một góc nhìn”.

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt
Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh

Sau hơn 20 năm mỏi mòn chờ đợi, đầu tháng 11/2024 ngôi nhà rường cổ đầu tiên trong số 21 nhà tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP. Huế được khởi công tu bổ, chống xuống cấp để trả lại nguyên bản nhà rường cổ Huế, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị hướng tới phát triển du lịch - dịch vụ ở phố cổ Bao Vinh.

Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top