ClockThứ Hai, 11/12/2017 07:04

Trải nghiệm với trúc chỉ

TTH.VN - Từ ngày 9 đến 16/12, dự án Nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam đem đến cho các bạn trẻ cơ hội trải nghiệm và sáng tác với trúc chỉ qua workshop “Hành trình trúc chỉ”.

Họa sĩ Phan Hải Bằng (bìa phải) giới thiệu về nghệ thuật Trúc Chỉ

Tham gia workshop gồm 37 sinh viên của Trường đại học Nghệ thuật và Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học, Đại học Huế cùng các họa sĩ đang sống, học tập và làm việc tại Huế. Sau khi được nghe họa sĩ Phan Hải Bằng, người sáng lập trúc chỉ giới thiệu về nghệ thuật này, kỹ thuật đồ họa trúc chỉ/ trucchigraphy, các họa sĩ, sinh viên được trải nghiệm làm tranh trúc chỉ tại số 5 Thạch Hãn và Trường đại học Nghệ thuật - số 10 Tô Ngọc Vân, TP. Huế.

Những sáng tác trong quá trình diễn ra workshop sẽ là những tác phẩm xuất hiện trong triển lãm “Hành trình trúc chỉ” dự kiến khai mạc vào ngày 25/12 tại Khách sạn Imperial.

Và tự tay trải nghiệm

Khởi nguồn từ concept làm cho giấy có khả năng thoát khỏi thân phận làm nền để trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự thân, dự án Nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam ra đời. Để tạo ra trúc chỉ, “người họa sĩ” phải sử dụng đến kỹ thuật Đồ họa trúc chỉ/ trucchigraphy kết hợp giữa kỹ thuật dùng áp lực nước trong quy trình làm giấy thủ công và nguyên lý của nghệ thuật đồ họa (Printmaking), tạo nên hệ thống lớp lang, sắc độ, sắc nhị,... mang lại những hiệu quả tinh tế mà trước nay chưa từng có trong nghệ thuật giấy. 

Tin, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

Chiều 7/4, tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường đại học Khoa học đã diễn ra hội thảo “Nhiếp ảnh thương mại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do trường phối hợp Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và được tài trợ bởi công ty chuyên sản xuất về thiết bị chụp hình Yongnuo.

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại
Return to top