ClockThứ Năm, 09/09/2010 07:06

Nếu biết “kinh doanh”, âm nhạc Huế sẽ phát triển

TTH - Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế và Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại TP Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ nhất (3-9-2010), chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2010 – 2015) và hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Với chủ đề “Mừng Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Việt Nam Anh hùng”, đêm diễn đã qui tụ gần 200 ca sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên đến từ Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trò chuyện cùng nhạc sĩ Lê Phùng, Chủ tịch Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế.
Nhạc sĩ Lê Phùng, Chủ tịch Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế.

Anh có thể cho độc giả biết, nguyên nhân ra đời của Ngày Âm nhạc Việt Nam?

Ngày 3/9/1960, chào mừng thành công Đại hội III của Đảng, tại công viên Bách Thảo (Hà Nội), Bác Hồ kính yêu đã chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và dàn hợp xướng bắt nhịp Bài ca Kết đoàn. Từ sự kiện thiêng liêng và xúc động ấy, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định lấy ngày 3/9 hằng năm làm ngày Âm nhạc Việt Nam. Ngày 27/8/2010, Hội Nhạc sĩ Việt Nam chính thức thông báo kết luận của Ban Bí thư về quyết định này. Đây là dịp để giữ gìn và phát huy những giá trị âm nhạc dân tộc, tôn vinh nền âm nhạc cách mạng, biểu dương các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà lý luận, phê bình, sư phạm âm nhạc, đồng thời, sẽ là ngày hội lớn của giới hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp và công chúng cả nước, khuyến khích những cống hiến mới.
Chúng ta đã có những hoạt động gì để chào mừng ngày trọng đại của giới âm nhạc?
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2010 – 2015) các chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại các tỉnh, thành trong cả nước đã phối hợp với các hội văn học nghệ thuật cũng như các đoàn thể ở địa phương, tổ chức các hoạt động âm nhạc đa dạng và phong phú để chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần đầu tiên. Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ nhất đã chính thức tổ chức tại Hà Nội. Các hoạt động tôn vinh âm nhạc Việt Nam sẽ kéo dài đến ngày 25/9, diễn ra lần lượt ở 15 tỉnh, thành phố với sự tham gia của 15 hội nhạc sĩ trong cả nước.
Riêng tại tỉnh ta, trong những ngày này, Đảng bộ, quân và dân đang phấn khởi chào đón sự kiện chính trị lớn của tỉnh nhà - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kì 2010-2015) đã chính thức khai mạc vào sáng 6-9 nên chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam diễn ra vào tối 5/9 cũng đồng thời chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh và kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Lực lượng Vũ trang Thừa Thiên Huế. Với chủ đề “Mừng Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Việt Nam Anh hùng”, đêm diễn đã qui tụ gần 200 ca sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên đến từ Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế. Những ca khúc cách mạng hào hùng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ và thể hiện tình yêu quê hương như: Bác Hồ - một tình yêu bao la, Việt Nam quê hương tôi, Huế mãi trong tôi, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Người Hà Nội... được thể hiện rất cảm động.
Nhân ngày Âm nhạc Việt Nam, anh có thể nhìn lại đời sống âm nhạc Huế?
 Về âm nhạc, chúng ta thiếu môi trường mang tính chuyên nghiệp. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến đời sống âm nhạc Huế không có điều kiện thăng hoa. Các ca sĩ, nhạc sĩ không có môi trường trau dồi, phát triển kỹ năng. Vào các dịp Festival, nhiều chương trình biểu diễn có qui mô, chất lượng xuất hiện. Nhưng rồi sau đó nó lại trở nên yên ắng. Chúng tôi đã cố gắng tổ chức nhiều liên hoan, hội thi, hội diễn như: Liên hoan giai điệu quê hương, Đơn ca hè, Liên hoan tiếng hát cựu chiến binh… Mặc dù các chương trình thu hút khá đông khán giả, nhưng tất cả cũng đều mang tính phong trào.

Đời sống âm nhạc Huế bình thường không có nhiểu lắm những hoạt động như thế này...

Trong thời gian qua, chúng ta cũng đã gặt hái một vài thành quả nhất định như: lần đầu tiên một trại sáng tác âm nhạc quy mô lớn về Huế đã được tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2010, 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn và 5 năm kết nghĩa Hội Âm nhạc Hà Nội - Huế - TP.HCM...; một số giọng ca của các ngành đạt huy chương vàng, huy chương bạc khi tham dự hội thi, hội diễn của khu vực… Đó là một tín hiệu khả quan cho đời sống âm nhạc Huế. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều khó khăn.
 Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã có những phương án khắc phục khó khăn như thế nào thưa anh?
 Muốn đời sống âm nhạc Huế trở nên sôi động không phải là điều đơn giản. Chúng ta phải có được ít nhất 2 sân khấu chuyên nghiệp ở cả phía Bắc và phía Nam. Không nhất thiết 2 sân khấu đó phải là do nhà nước đầu tư, các cá nhân cũng có thể đứng ra tổ chức. Nếu chúng ta biết “kinh doanh” âm nhạc và thu được lợi nhuận thì đời sống âm nhạc Huế sẽ có điều kiện phát triển. Hiện tại, các phòng trà của chúng ta đang bế tắc. Rất nhiều phòng trà phải đóng cửa vì những lý do khách quan. Môi trường biểu diễn của các ca sĩ bị thu hẹp và hạn chế. Các tác phẩm của các nhạc sĩ Huế cũng không có điều kiện vang lên.
Hiện nay, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đang phối hợp với HueTravel xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm vào các tối thứ 7 hàng tuần tại nhà hàng Hương Cau thuộc khu ẩm thực Nam Châu hội quán. Chúng tôi hy vọng, đây sẽ là điều kiện để âm nhạc Huế gần gũi với công chúng hơn và được đón nhận.
 
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
 
Lý Hạnh (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian

Chiều 24/11 tại UBND xã Thủy Thanh (Hương Thủy) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác nghiên cứu văn hóa dân gian năm 2024 do Hội Văn nghệ dân gian tổ chức.

Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian
Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

Sáng 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt ấn phẩm “Một trăm năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – Một góc nhìn”.

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt
Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh

Sau hơn 20 năm mỏi mòn chờ đợi, đầu tháng 11/2024 ngôi nhà rường cổ đầu tiên trong số 21 nhà tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP. Huế được khởi công tu bổ, chống xuống cấp để trả lại nguyên bản nhà rường cổ Huế, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị hướng tới phát triển du lịch - dịch vụ ở phố cổ Bao Vinh.

Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao Vinh
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

TIN MỚI

Bộ sưu tập Chivas giá buôn
Return to top