ClockThứ Ba, 04/05/2021 20:34

Nghĩ về một con đường mang tên Thành Thái

Chuyện cũ triều Thành Thái (1889 -1907)

Một buổi tọa đàm về vua Thành Thái do Hội đồng Nguyễn Phước tộc phối hợp với Ban Nghiên cứu Di sản văn hóa tổ chức tại phủ đệ của ngài Bửu Lỗi (298 Phan Chu Trinh) nhân lễ húy kỵ 67 năm của ngài. Trong câu chuyện với chúng tôi bên thềm buổi tọa đàm, cũng ngay trong khuôn viên của phủ đệ, PGS. TS sử học Nguyễn Văn Đăng, một thành viên được mời tham gia, bất ngờ nêu thắc mắc về việc tại sao Huế đến nay vẫn chưa có con đường mang tên Thành Thái.

Tôi hiểu băn khoăn của PGS. TS Đăng. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn, như Đà Nẵng hay Vinh đều đã có những con đường mang tên Thành Thái. Ở Hà Nội, Thành Thái là một phố lớn, nơi có khu đô thị Dịch Vọng (Cầu Giấy) hiện đại. Ở Vinh, đường Thành Thái nối liền với đường Duy Tân. Tại Đà Nẵng, đường Thành Thái ở Khê Trung (Cẩm Lệ) giao nhau với con đường mang tên các nhân vật chống Pháp là Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn. Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, đường Thành Thái ở quận 10 được mệnh danh là “phố hoa kiểng”.

Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu Thành Thái khi mới 10 tuổi. Lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc bởi khi rời khỏi Kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã mang theo và đánh mất tại Quảng Bình. Di chiếu cũng không có, vua Dục Đức hay vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho Bửu Lân. Thế nhưng, vua Thành Thái được biết đến là người có tư tưởng tiến bộ và chống Pháp. Sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu và bị đem đi đày ở đảo Réunion (châu Phi).

Ca dao Huế có câu “Kim Long có gái mỹ miều/ Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi”. Câu ca gắn liền chuyện kể, rằng vua Thành Thái dạo chơi khắp làng Kim Long. Trở lại bến đò để hồi cung, nhà vua cảm mến o lái đò, bèn hỏi: “Nì, o tê! O có muốn lấy vua không?”. Cô lái đò lo sợ: “Đừng có bậy bạ mà họ lấy đầu chừ!”. Vua nói tiếp: “Tui nói thiệt đó, o có muốn lấy vua thì tui làm mối cho!”… Không lâu sau đó, cô gái lái đò Kim Long ấy vô Đại Nội, làm quý phi của vua Thành Thái và đó là Nguyễn Hữu Thị Nga, con út của Vĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Độ.

Ở Huế đã có không gian văn hóa lịch sử gắn liền với vua Thành Thái. Đó là khu An Lăng thuộc phường An Cựu (Huế), nơi an táng của 3 triều vua Nguyễn là Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế truất và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái.

Khu An Lăng nằm ngay trên con đường Duy Tân và cách đó không xa là đường Hàm Nghi. Cùng chung số phận với vua Hàm Nghi và Duy Tân, Thành Thái là ông vua yêu nước, do kháng Pháp nên bị đày ở ngoại quốc. Vua Thành Thái xứng đáng có một con đường ở Huế và thật ý nghĩa nếu cùng nằm chung khu vực An Lăng hay vùng lân cận. Còn không, có thể nghĩ đến Kim Long, dọc con sông Hương, nơi gắn liền với câu ca: “…Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi” kia. Không chỉ là tưởng niệm dành cho vua Thành Thái mà thiết nghĩ, đó sẽ là cách gợi mở, tăng thêm sự hấp dẫn cho vùng đất giàu tiềm năng du lịch như Kim Long.

Còn nữa là khi thành phố Huế đang được mở rộng với nhiều con đường được mở ra là cơ hội để có thêm con đường mang tên vua Thành Thái trên đất Cố đô.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những con đường từ sức dân

Từ năm 2020 đến nay, người dân TX. Hương Trà đã hiến hơn 150 ngàn m2 đất để mở rộng gần 120km đường giao thông, ngõ xóm. Những con đường được xây dựng bằng sức dân đã và đang phát huy hiệu trong góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng.

Những con đường từ sức dân
55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA BÁC HỒ (9/1969 - 9/2024)
Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Năm 2024, tròn 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Đây là văn kiện vô giá, là “kim chỉ nam” cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Jazz ở Cố đô

Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX rồi nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, jazz là dòng nhạc thu hút đa dạng văn hóa ở các quốc gia, khu vực và cộng đồng, trở thành nghệ thuật thịnh hành, kết nối với điện ảnh, thể thao, văn học và nhiều loại hình khác. Thế nhưng ở Việt Nam, cho đến nay cộng đồng nghe jazz vẫn rất sơ khai, thiếu vắng tụ điểm lan tỏa cho số đông công chúng. Ở Huế, jazz càng đặc biệt non trẻ về cả cộng đồng người nghe lẫn cộng đồng người chơi loại nhạc này.

Jazz ở Cố đô

TIN MỚI

Return to top