ClockThứ Ba, 25/07/2023 07:00

Những đêm không ngủ & phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe

TTH - Cùng với những cuộc hội thảo, xuống đường được liên tục tổ chức, những đêm không ngủ và hoạt động văn nghệ đấu tranh xuất hiện ngày càng nhiều ở Huế là nét nổi bật trong phong trào đô thị ở Huế vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.
leftcenterrightdel
Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh tranh đấu, 1971. Ảnh: Tư liệu 

“Đêm Hùng Vương” được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 15/4/1970. Đã có hơn 300 sinh học, sinh viên cùng tham dự. Dưới ánh lửa của hàng trăm ngọn đuốc được thắp sáng trong phút “nguyện cầu cho hòa bình”, sinh viên, học sinh Huế đã sôi nổi trình bày những ca khúc mới sáng tác có nội dung chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tập cho sinh viên, học sinh hát những bản nhạc mới sáng tác của ông trong tập Ta phải thấy mặt trời. Tiếng hát vang lên trong đêm như một quyết tâm không gì lay chuyển của sinh viên, học sinh Huế đối với kẻ thù.

Theo Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954 - 1975 (Nhiều tác giả), từ đầu năm 1970, những ca khúc đấu tranh bắt đầu được phổ biến tại Huế. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường xuyên sát cánh cùng sinh viên, học sinh và thực hiện chương trình “Hát cho hòa bình”. Đây là giai đoạn ra đời các bài hát, như Chính chúng ta phải nói hòa bình, Đừng mong ai đừng nghi ngại, Ta quyết phải sống, Những giọt máu trổ bông và các ca khúc trong tập Ta phải thấy mặt trời. Những bài ca này được chép vội thành vài bản tập cho một số anh em trong phong trào để cùng hát với nhạc sĩ trên khắp các giảng đường Đại học Huế, cư xá Nam Giao, giảng đường C trong những đêm không ngủ, những đêm lửa đốt căm hờn.

Qua phong trào, một số phân khoa thuộc Viện Đại học Huế và các một số trường trung học cũng được thành lập. Hoạt động mạnh nhất là Đoàn văn nghệ sinh viên Văn khoa do sinh viên Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Ban đại diện sinh viên Văn khoa Huế thành lập. Đoàn đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ tại Huế và Đà Nẵng. Bên cạnh các ca khúc đấu tranh, lần đầu tiên các kịch thơ Tiếng gọi Lam Sơn của của Trần Quang Long, Kiều Loan của Hoàng Cầm… được dàn dựng công phu, gây tác động lớn đến tinh thần yêu nước của sinh viên, học sinh và đồng bào.

Trước sự lớn mạnh của phong trào, kẻ địch tăng cường đàn áp, bóp nghẹt dân chủ. Đó là bối cảnh thúc đẩy những ca khúc đấu tranh tố cáo chế độ, thể hiện thái độ yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm rõ ràng và mạnh mẽ ra đời. Đó là những ca khúc chủ yếu được sử dụng trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe. Những sáng tác của các nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Phú Yên… đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong học sinh, sinh viên và Nhân dân.

Tháng 5/1970, Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh tranh đấu Huế được Hội đồng Đại diện sinh viên Huế thành lập. Ban đầu, đoàn chỉ tập hợp một số sinh viên, học sinh cốt cán, những hạt nhân văn nghệ tập trung về Tổng hội Sinh viên Huế để tập hát những ca khúc đấu tranh trong tập Chúng ta đã đứng dậy - tập 1 do Tổng hội Sinh viên Sài Gòn xuất bản và các ca khúc Kháng chiến ca, Sử ca để hát trong những lần xuống đường đấu tranh, những đêm không ngủ. 

Tháng 7/1970, Đại hội sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức ở Huế. Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh tranh đấu Huế mở rộng kết nạp đoàn viên là sinh viên trong các phân khoa Đại học Huế và đông đảo học sinh ở các trường trung học. Việc tổ chức sinh hoạt cũng thường xuyên hơn và tập luyện các chương trình hoàn chỉnh với nhiều tiết mục phong phú.  Ngoài các ca khúc tranh đấu, một số tiết mục được đông đảo sinh viên, học sinh yêu thích, có hiệu quả và chất lượng nghệ thuật tác động vào tình cảm của sinh viên, học sinh và Nhân dân.

Đáng nói, trong các buổi biểu diễn của phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe ở Huế, trong những đêm không ngủ, tuyệt  thực… luôn luôn có các tiết mục đọc thơ của các nhà thơ Ngô Kha, Thái Ngọc San và các nhà thơ sinh viên với những bài thơ rực lửa đấu tranh tác động mạnh mẽ vào tinh thần và tình cảm của sinh viên, học sinh và Nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe.  

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lực lượng vũ trang huyện Phú Lộc: Lá cờ đầu trong phong trào Thi đua Quyết thắng

Điểm nổi bật của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Phú Lộc trong quá trình triển khai thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) luôn gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, lồng ghép, triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, Cuộc vận động “Quản lý khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”, phong trào “Xây dựng và quản lý doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp”…

Lực lượng vũ trang huyện Phú Lộc Lá cờ đầu trong phong trào Thi đua Quyết thắng
Lá cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng

Nhiều năm liền đạt danh hiệu thi đua Quyết thắng, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) phường An Đông (TP. Huế) luôn ra sức thi đua lập thành tích bằng phong trào, hoạt động cụ thể và thiết thực.

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng
Chủ nhật vì cộng đồng

Từ phong trào Ngày Chủ nhật xanh, những hành động đẹp, thiện nguyện đã lan tỏa trong đời sống thường nhật.

Chủ nhật vì cộng đồng
​Hai cuộc đời mới hồi sinh nhờ nghĩa cử cao đẹp

​Hai thanh niên bị suy thận mạn giai đoạn cuối ở Huế và Quảng Trị được “nối dài” sự sống từ tấm lòng của gia đình bệnh nhân chết não tại Phú Thọ. Hành trình vượt gần 800 km đưa tạng hiến về ghép thành công có sự chung tay của nhiều đơn vị, ban ngành.

​Hai cuộc đời mới hồi sinh nhờ nghĩa cử cao đẹp

TIN MỚI

Return to top