ClockThứ Năm, 24/07/2014 07:24

Sen phai

TTH - Mùa này, sen Huế đang nở ngát bên hồ Tịnh Tâm và dọc Ngự Hà. Màu sen, hương sen không chỉ níu kéo du khách trong những cái nhìn trầm trồ mà còn trong những khuôn hình được bấm từ các loại điện thoại thông minh, ipad, máy ảnh đến máy quay mini. Tôi cũng còn nhìn thấy một kíp làm phim không hiểu của nhà đài nào khi một lúc ngang qua đường Đoàn Thị Điểm. Điều chắc hẳn là không ai có thể thờ ơ với sen Huế...

 

Nhưng đâu chỉ mùa hè. Sau Festival Huế 2008, với sự phục hồi và nâng tầm sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy – một người con nặng lòng với quê nhà, sen Huế với nhiều gam màu khác nhau đã hiện diện khắp các mùa trong nhiều không gian tâm linh và cư trú. Nói điều ấy để thấy rằng, từ chỗ chỉ dành cho thờ cúng, với sự sống động, gần gũi và thân thiện qua tạo hình và tạo màu, sen giấy đã bước vào đời thực một cách dung dị với sự chuyển động của gam màu ở mỗi cánh hoa, màu hoa, với cọng sen từ mây nhuộm xanh như là sen vốn có. Thế nên, cũng là điều dễ hiểu khi làng hoa giấy Thanh Tiên – nơi đã có truyền thống làm hoa giấy hơn 300 năm trở thành điểm du lịch được nhiều người tìm về. Không chỉ mua sen giấy về cắm trang trí, rất nhiều bạn trẻ và cả du khách đến từ nhiều nước khác nhau đã cùng ngồi xuống bên những người thợ già, trẻ ở nhiều lứa tuổi, cắm cúi một cách chăm chút để tự mình làm từng bông sen giấy, rồi nâng niu mang nó về nhà, thả vào bình gốm hay nâng niu gói ghém cẩn thận để chuẩn bị cho một cuộc xê dịch xa xôi nào đó...

Sen giấy thực đến nỗi, khi nhìn qua ảnh được post lên Facebook, một người bạn rất xa của tôi đã bảo: “Đẹp nhỉ. Mình thấy nó còn đẹp hơn cả sen thật...”. Thú thật là sau câu ấy, tôi đã ấp ủ một dự định, rằng hôm nào đó tiện tiện, sẽ mang cho bạn một ít sen giấy làm quà với chút ít niềm kiêu hãnh rất Huế của mình.

Nhưng hôm rồi, khi chợt nhiên nhìn lại màu sen trong bình gốm nơi chiếu nghỉ cầu thang, dự định ấy của tôi đã phai đi, phai y như màu sen hồng thắm đã phai hẳn dù tôi mới chỉ mang sen về từ Thanh Tiên một ngày gần tết nguyên đán vừa qua. Hẳn nhiên là sen Thanh Tiên cũng như những bông sen đang mùa dâng hiến rồi cũng sẽ úa tàn, để lại bắt đầu cho những mùa dâng hiến mới. Nhưng nói thật là tôi không muốn món quà như trong dự định của mình sẽ một ngày nào đó làm bạn thất vọng, như tôi đã hụt hẫng chiều nào...

Hôm rồi, ghé qua trò chuyện, nhìn những bông sen giấy đang thắm thiết trong bình và nghe tôi than thở đôi chút về sen phai, họa sĩ Võ Xuân Huy – giảng viên Trường đại học Nghệ thuật Huế cũng bảo, có lẽ phải nghĩ đến việc làm thế nào giữ màu cho sen Thanh Tiên tươi lâu hơn, chí ít thì cũng có thể phủ lên nó một lớp sơn bóng hay một hợp chất giữ màu nào đó.

Không biết ý tưởng ấy đã được Huy thực hiện hay chưa trong rất nhiều những bận bịu sáng tạo của anh, để ít ra thì với điều đó, sen giấy Thanh Tiên sẽ đượm màu trong sự lan tỏa Huế của mình...

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vũ điệu thời gian”

Là chủ đề của chương trình nghệ thuật do Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn tối 22/11, tại sân khấu Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội Huế. Chương trình trong khuôn khổ Festival Huế Mùa Đông 2024 và chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

“Vũ điệu thời gian”
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng

Trong năm 2024, có 6 cá nhân tặng hiện vật và 9 cơ sở, cá nhân sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống Huế hỗ trợ cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trong công tác trưng bày, triển lãm nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế đến với công chúng, khách tham quan.

Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

TIN MỚI

Return to top