ClockThứ Năm, 07/05/2015 18:02

Tập tài liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTH - Tuy nhà nghiên cứu Dương Phước Thu (sưu tầm và chỉnh lý) thận trọng và khiêm tốn đặt tên cho công trình của mình là “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Quyết Chiến xuất bản ở Huế”, nhưng thực chất đó là một cuốn sách hẳn hoi. Hơn thế, còn là cuốn sách quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ở một chừng mực nhất định, những tư liệu mà cuốn sách tập hợp, hệ thống và sắp xếp theo thứ tự thời gian, chỉnh lý và giới thiệu có “tuổi đời” cách ngày nay tròn 70 năm (1945 – 2015), được xuất hiện trên báo “Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau ngày 23/8/1945;…Quyết Chiến cũng là tờ báo đầu tiên đăng tải nhiều bức thư, sắc lệnh, điện văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; điện thư, bài viết của đồng bào các nơi gửi tới Người. Cũng như các thông tin hoạt động hàng ngày của Người và Phái bộ Việt Nam trong thời gian hoạt động ở Pháp từ đầu tháng 6/1946 cho đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, được xuất bản tại Huế và miền Trung” (1). Tuy tư liệu của cuốn sách chỉ “ghi lại” trong vòng hơn 1 năm (từ sau tháng 8/1945 đến trước ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12 /1946), trên tờ báo Quyết Chiến nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông tin “còn mới mẻ” về Chủ tịch Hồ Chí Minh (có những tư liệu rất ít gặp trong các công trình nghiên cứu về Bác trước đây, có những tư liệu chưa được bổ sung vào CD-Rom ở Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản năm 2013…). Sưu tầm tư liệu đã khó, chỉnh lý lại càng khó hơn. Điểm nổi bật của nội dung cuốn sách là ở phần chỉnh lý, cụ thể về xử lý và điều chỉnh văn bản, những chữ viết tắt đều được phục hồi nguyên trạng, ví dụ U.B.H.C, B.D.H.V, Hội G.B.S.B.N, 9.45 đều được phục hồi đầy đủ là Ủy ban Hành chính, Bình dân học vụ, Hội giúp binh sĩ bị nạn, 9/1945; chú thích những chữ “khó hiểu” và những chữ in sai chính tả đều được chỉnh lý theo chính tả hiện tại”… Điều ấy cho thấy năng lực “giải mã” tư liệu của người “chỉnh lý” rất công phu và khoa học, giúp cho người sử dụng tư liệu thuận lợi hơn.

Qua những tư liệu này, giúp người đọc và người nghiên cứu có thêm cơ sở khoa học để tham chiếu về những vấn đề còn chưa sáng tỏ, khẳng định rõ ràng và thuyết phục hơn về “tư tưởng cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, về con người hành động và bản lĩnh chính trị, lối ứng xử văn hóa, tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập, tự do của dân tộc” , với ứng xử mềm dẻo và linh hoạt “ứng bất biến, dĩ vạn biến” trong bối cảnh chống phá của thù trong giặc ngoài ở một thời điểm lịch sử đầy thử thách, cam go đối với Nhà nước non trẻ Việt Nam dân chủ cộng hòa, và với người cầm lái vững vàng và dũng cảm Hồ Chí Minh. Nghĩ xa hơn, cuốn sách tuy mỏng nhưng lại có độ dày về cơ duyên của Bác đối với Huế. Bởi mảnh đất này đã góp phần nuôi dưỡng và hình thành tư tưởng yêu nước của Người, để từ đó Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Âm vang Những năm tháng (hơn 10 năm) Bác Hồ và gia đình Người sống, lao động, học tập và tham gia hoạt động yêu nước mãi còn vang vọng nơi đây. Càng cho thấy rõ hơn không phải ngẫu nhiên mà tờ báo Quyết Chiến là một trong những tờ báo đầu tiên lúc bấy giờ ở Huế đăng tải nhiều nội dung liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây là một cuốn sách đáng đọc, và cần được phổ biến rộng hơn, để góp một phần nhỏ vào việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách khoa học và sống động hơn. Không thể không nhắc đến “ý thức trách nhiệm nghiêm túc” của người sưu tầm và chỉnh lý cuốn sách này.


(1) Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Quyết Chiến xuất bản ở Huế, tháng 1 năm 2015, tr 9.

Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vũ điệu thời gian”

Là chủ đề của chương trình nghệ thuật do Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn tối 22/11, tại sân khấu Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội Huế. Chương trình trong khuôn khổ Festival Huế Mùa Đông 2024 và chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

“Vũ điệu thời gian”
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng

Trong năm 2024, có 6 cá nhân tặng hiện vật và 9 cơ sở, cá nhân sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống Huế hỗ trợ cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trong công tác trưng bày, triển lãm nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế đến với công chúng, khách tham quan.

Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Return to top