ClockThứ Bảy, 19/12/2020 06:30

Thành phố sáng tạo về ẩm thực của UNESCO

TTH - Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045” đã khẳng định vai trò của văn hóa trong mục tiêu chiến lược xây dựng Huế “trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa”.

Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp du lịch, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ

Ẩm thực Huế được đánh giá ngon và lành. Ảnh: Minh Hiền

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng định hướng chiến lược về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế nói chung, trong đó có ẩm thực là rất cần thiết và nhiều ý nghĩa, nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, triển khai các giải pháp, góp phần từng bước hiện thực hóa nhiệm vụ chính trị của Nghị quyết 54. Một trong những chương trình hành động đó là việc xây dựng Huế trở thành thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (Unesco Creative Cities Network-UCCN).

UCCN được UNESCO thành lập năm 2004 với mục đích thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố giàu về văn hóa trên thế giới, đặt sự sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa làm trọng tâm trong các kế hoạch phát triển đô thị, khuyến khích sự đầu tư vào văn hóa và sự sáng tạo như một đòn bẩy chiến lược để phát triển đô thị bền vững. UCCN gồm 7 lĩnh vực: Nghệ thuật dân gian và thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phim ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện, âm nhạc.

Kể từ khi ra đời, với sứ mệnh và cam kết rõ ràng, UCCN đã giúp các thành phố thành viên đưa sáng tạo vào cốt lõi chiến lược phát triển, nâng cao tác động của văn hóa đối với sự phát triển đô thị. “Trên khắp thế giới, mỗi thành phố sáng tạo, theo cách của nó, biến văn hóa trở thành trụ cột chứ không phải một phụ kiện trong chiến lược phát triển” (Audrey Azoulay Tổng Giám đốc UNESCO).

Với việc trở thành thành viên của UCCN sẽ giúp Huế xác định rõ và ưu tiên vào lĩnh vực sáng tạo về ẩm thực như một động lực, để tập trung và huy động tất cả các bên tham gia vào quá trình bảo tồn và phát triển ẩm thực, góp phần “đổi mới tư duy về phát triển, nhất là tư duy về phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản ẩm thực, phát huy tố đa các lợi thế và tiềm năng về ẩm thực và du lịch” như chương trình hành động đã được tỉnh đề ra.

Việc tham gia mạng lưới UCCN với vai trò và vị thế ngày càng lớn sẽ mang đến cho Huế vị thế quốc tế cho quá trình hội nhập, một cơ hội chiến lược để kích thích và đổi mới các chính sách địa phương theo hướng sáng tạo và tăng cường khả năng tiếp cận quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế giữa các thành phố sáng tạo về ẩm thực.

Là thành viên của UCCN và tham gia các diễn đàn sẽ mang đến cho Huế một tiếng nói ở cấp độ quốc tế. UCCN mở ra cơ hội cho Huế kết nối, hợp tác với các thành viên thông qua các sự kiện và dự án chung, thúc đẩy sự gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kiến ​​thức và bí quyết, xây dựng quan hệ đối tác sáng tạo về ẩm thực, thông qua đó quảng bá văn hóa Huế ra thế giới, thúc đẩy đa dạng văn hóa và phát triển bền vững cho đô thị Huế.

UCCN với mục tiêu và sự cam kết hỗ trợ của các thành viên sẽ giúp Huế bảo tồn ẩm thực truyền thống bởi sự tham gia của mọi tầng lớp, đề cao bảo tồn và sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương; thúc đẩy giao lưu với các thành phố trong mạng lưới thông qua diễn đàn sáng tạo, để quảng bá tốt hơn hình ảnh điểm đến, góp phần phát triển du lịch và cải thiện sinh kế cộng đồng; hỗ trợ các nghệ nhân, đầu bếp và người dân để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo về ẩm thực, dựa trên sự hợp tác công bằng cùng có lợi. Thúc đẩy triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo về ẩm thực, khuyến khích nghiên cứu và phát triển, tăng cơ hội việc làm cho giới trẻ trong lĩnh vực sáng tạo về ẩm thực.

Là thành phố sáng tạo về ẩm thực, Huế sẽ xây dựng và phát triển theo mô hình dựa trên các thế mạnh đặc trưng, các giá trị nổi bật của ẩm thực nói riêng và lịch sử - văn hóa nói chung. Đó là sẽ là thành phố sáng tạo về ẩm thực dựa trên 3 trụ cột - 3 giá trị nền tảng “ẩm thực dân gian - ẩm thực cung đình - ẩm thực chay”, phản ánh 3 không gian ẩm thực đặc trưng của “Làng quê - cung điện/phủ đệ - chùa chiền”, phản ánh các lễ hội ẩm thực “Festival 4 mùa -

Ẩm thực 4 mùa”, phản ánh sự phong phú nguyên liệu truyền thống địa phương từ 3 vùng tự nhiên “Biển/đầm phá - Đồng bằng - Miền núi”, phản ánh phương thức chuỗi giá trị ẩm thực từ “Khai thác - chế biến - thưởng thức”, và đó là sẽ thành phố sáng tạo về ẩm thực của Việt Nam giữ vai trò trung tâm kết nối 3 ẩm thực 3 miền “Bắc - Trung - Nam”.

Như vậy, cùng với mục tiêu xây dựng Huế trở thành “Kinh đô ẩm thực của Việt Nam” và nhiệm vụ xây dựng hồ sơ văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại nhằm nâng tầm quốc gia và danh hiệu quốc tế, việc gia nhập UCCN mang ý nghĩa chiến lược, nâng tầm giá trị, vai trò và vị thế cho di sản ẩm thực Huế.

Trong chiến lược bảo tồn và phát triển di sản ẩm thực Huế, mục tiêu trở thành “Thành phố sáng tạo về ẩm thực của UNESCO” cùng với “Kinh đô ẩm thực Việt Nam” và “Di sản UNESCO” sẽ là 3 trụ cột chính, tạo nền tảng để phát huy tiềm năng và thế mạnh, một mặt “củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước” và định vị giá trị ẩm thực Huế trên bản đồ thế giới, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa dựa trên nền tảng văn hóa như yêu cầu của Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã xác định.

TS. Lê Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi nguồn sáng tạo từ ngày hội STEM

Một sân chơi khoa học để sáng tạo, phát triển kỹ năng là hoạt động bổ ích mà thầy cô giáo Trường tiểu học Vĩnh Ninh, TP. Huế mang đến cho học sinh qua Ngày hội sáng tạo, trải nghiệm STEM và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng diễn ra ngày 14/11.

Khơi nguồn sáng tạo từ ngày hội STEM
Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là đòn bẩy giúp các chủ thể này tạo dựng, hình thành môi trường tốt để sáng tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới.

Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

TIN MỚI

đặt gà bó xôi giao hàng tận nơi Mua chảo chống dính bếp từ tại MinhausNhà hàng Chillhouse Hai Bà Trưng Thiết bị bếp nhà hàng Quang Huy Plaza Cách phối hợp hương vịKhám phá Vietnamese Food
Return to top