ClockThứ Bảy, 21/01/2023 07:18

Bậc tiền nhân mang cái đẹp đến cho đời

Tưởng nhớ danh nhân Đặng Huy Trứ nhân Ngày Nhiếp ảnh Việt Nam

Danh nhân Đặng Huy Trứ (1825 - 1874)

Trong thời gian làm quan, cụ Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) đi công cán Trung Quốc 2 lần, đều do Thượng thư Bộ Hộ Phạm Phú Thứ đề cử, vào các năm 1865 và 1867 - 1868, với nhiệm vụ “thám phỏng Dương tình” (dò xét tình hình các nước phương Tây) - nói theo ngôn ngữ hiện nay là nắm tình hình ngoại biên - chủ yếu ở địa bàn Quảng Đông, Quảng Châu. Chuyến công vụ thứ 2, danh nhân đặt làm những món đồ sứ có kiểu thức trang trí và hiệu đề theo chủ ý, đưa về dâng tặng nhà thờ họ Đặng tại làng Thanh Lương (Hương Xuân, Hương Trà).

Theo Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, “đây là những món đồ sứ men trắng vẽ lam, thuộc dòng đồ sứ ký kiểu…, chất lượng xương đất và màu men… không hoàn hảo như những món đồ sứ ngự dụng ký kiểu dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841) và Thiệu Trị (1841 - 1848). Những đồ sứ do Đặng Huy Trứ đặt làm là những món đồ sứ đặc biệt trong dòng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn. Đây là những đồ sứ quan dụng do một quan chức triều Nguyễn đi công cán nước ngoài đặt làm vì mục đích cá nhân, có các chủ đề trang trí và hiệu đề mang đậm dấu ấn người đặt hàng, đặc biệt là hình thức và nội dung các hiệu đề có trên những món đồ sứ này.

Có thể thấy rằng, cách thức ghi hiệu đề lên những món đồ sứ do Đặng Huy Trứ ký kiểu là hết sức đặc biệt. Ngoài việc cung cấp những thông tin những hiệu đề này còn chứa đựng những tâm nguyện của ông đối với tổ tiên và những di ngôn mang tính giáo huấn các thế hệ con cháu họ Đặng. Xét cả về hình thức lẫn nội dung, đó là những hiệu đề độc đáo, vô tiền khoáng hậu trong danh mục các hiệu đề có trên đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn” (Hai chuyến công vụ sang Trung Hoa của Đặng Huy Trứ (1865 và 1867 - 1868), kỷ yếu hội thảo khoa học (HTKH) Danh nhân Đặng Huy Trứ - người khai lập ngành nhiếp ảnh VN, tổ chức ngày 11/3/2018 tại Huế, tr.42, 43).

Nhiều bảo tàng và cá nhân trong và ngoài nước đang lưu giữ những hiện vật như dĩa, tô, tìm, độc bình…, trang trí các đồ án như “ngư thủy”, “ngư tảo”, “phung mao tế mỹ”, “lân chỉ trình tường”… Trong ““Tay chơi” Đặng Huy Trứ”, Đặng Hồng Sơn khẳng định “Đây là những đồ sứ khá đặc biệt. Đặc biệt đến mức có cả một “dòng” đồ sứ làm giả đồ sứ ký kiểu của Đặng Huy Trứ mà chúng tôi không ít lần bắt gặp” (Kỷ yếu HTKH, tldd, tr.65). Chính cổ vật này khiến một người đam mê đồ cổ nổi tiếng đời sau là Vương Hồng Sển (1902-1996) quên ăn, mất ngủ như tác giả Hoài Anh đã viết.

Tìm sứ trang trí đồ án “Đông mạch tụ cô tùng” do Đặng Huy Trứ ký kiểu ở Quảng Đông

“Ông kể chuyện ông đi săn tìm cái tô xưa kiểu “lòng chảo” trong lòng tô trắng muốt vẽ năm con nai đứng dưới một gốc cây cổ tùng, dưới đề một hàng chữ Hán “Đông mạch tụ cô tùng”, là cái tô chế tạo năm Mậu Thìn (1868) đời Tự Đức, do Đặng Huy Trứ đi sứ Trung Hoa đặt làm, nên cũng gọi là “Tô Đặng Huy Trứ”. Tháng 10 năm 1965, ông ra Huế thấy cái tô này ở nhà ông Khóa Ổi. Ông hỏi mua, Khóa Ổi ra giá sáu ngàn, ông trả bốn ngàn. Khóa Ổi không chịu bán. Đến khi tiếc muốn mua thì nghe tin Khóa Ổi đã bán cái tô cho một người Pháp ở Đà Nẵng với giá sáu ngàn. Đến tháng 12/1967, bác sĩ H, từ Huế vào báo tin mừng đã tìm ra manh mối lão Tây mua cái tô. Có hy vọng nài được duy giá phải cao. Ông trả lời giá nào bây giờ ông cũng ưng, miễn đừng lên tới mười hai ngàn đồng, gấp hai giá cũ.

Đến tháng 8 năm 1968, bác sĩ H, từ Huế mang cái tô vào, nói đã mua lại với giá mười ngàn bạc. Được tô mừng không chỗ nói, ngâm nho nhỏ đủ nghe: “rõ ràng trước mắt còn ngờ chiêm bao”. “Cầm cái tô trên tay, vì trong trí đã gặp nạn như vầy nhiều phen, tuy chưa làm thân chủ dưỡng trí viện Biên Hòa, nhưng trong trí óc phân vân tự ví cái tô kia không khác con người là mấy. Nếu con người này là trai trẻ, là đứa con hoang bỏ nhà đi biệt tích biệt tăm mấy năm nay, nay trở về đó, lòng tôi bỗng quên hết chuyện cũ để vui câu đoàn tụ, huynh đệ cha con sum họp; hơn nữa, hoặc giả người ấy là phận gái một đứa gái hư, một ngữ vợ hỏng, đi biệt mấy năm mất tin mất dạng, nay tần ngần chường mặt ra đó, mình đã không ngầy ngà lại còn chứa chấp, không dám nặng nhẹ nửa lời, tỷ dụ. Nó bỏ đi đâu khiến người ta thương thương nhớ nhớ. Nay về đó lại còn nhõng nhẽo làm eo làm xách”. Lòng tưởng vậy, tay rút sổ vừa rung rung, vừa ghi mục lục cái tô là 891. Cả đêm mừng không ngủ…” (Vương Hồng Sển - Một thế giới cổ học, in trong Những người lao động sáng tạo của thế kỷ, tập 1, NXB Lao Động 1999, tr.378-380). Trước khi qua đời, học giả đã hiến tặng bộ sưu tập vô cùng giá trị cho Nhà nước.

Cái tô trên, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho biết: Tô lớn (đường kính miệng 21,5cm, cao 8cm), trang trí đồ án Đông mạch tụ cô tùng. Loại tô này được dùng để dâng nước cúng trên bàn thờ. Mặt ngoài tô vẽ 5 con nai lốm đốm đứng dưới một gốc tùng già, ở gần một nguồn nước. Bên cạnh các họa tiết có dòng chữ Hán 冬脈聚孤松 (đông mạch tụ cô tùng). Đáy tô có hiệu đề gồm 16 chữ Hán viết thành hình vòng tròn 嗣德戊辰中秋季祠堂祭器脈孤松 (Tự Đức Mậu Thìn trung thu Đặng quý từ đường tế khí đông mạch cô tùng) (Trần Đức Anh Sơn, tlđd, tr.41).

“Năm nay đào lại nở”, tưởng nhớ “những người muôn năm cũ”, tôi viết đôi dòng tri ân các bậc tiền nhân mang cái đẹp đến cho đời!

Bài: Hà Xuân Huỳnh

Ảnh: Tư liệu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đếm sắc màu thời gian

Những sắc màu của mùa thu đã từng ôm ấp tuổi trẻ của biết bao kẻ từng là người con của Huế, từng lãng du phiêu bồng trong ngày Huế chuyển mùa, đổi màu thay sắc dưới khung trời xứ mơ. Quen thuộc đến nỗi, mỗi lần rời chân nhấc gót tìm kiếm, khám phá thế giới ở bên ngoài những cánh cửa, người vẫn thì thầm lẩm bẩm đọc nó lên như một câu thần chú trong mộng: “Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô”.

Đếm sắc màu thời gian
Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian

Cùng với việc triển khai có hiệu quả ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số, BHXH tỉnh đồng thời thực hiện kết nối, tích hợp tài khoản định danh điện tử (VNeID) trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian
Cân đối quỹ thời gian cho sinh viên đi làm thêm

Lần đầu tiên quy định về quản lý giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ/tuần được Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đề xuất đưa vào dự thảo Luật Việc làm. Hạn chế giờ làm thêm được xem là một chính sách cần thiết, nhằm đảm bảo cho sinh viên có đủ thời gian tập trung vào việc học và được trả lương phù hợp, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.

Cân đối quỹ thời gian cho sinh viên đi làm thêm
Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng

Ngày 19/7, Cục Thống kê tỉnh cho biết, từ 1/8/2024, đơn vị sẽ có một số thay đổi về lịch phổ biến một số thông tin thống kê và thời gian công bố số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) để phù hợp với những quy định mới.

Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng
Return to top