ClockChủ Nhật, 09/04/2023 15:06

Bảo tồn ca Huế trước nhiều thách thức

TTH - Chưa khi nào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế được chú trọng như hiện nay, trong đó hướng đến xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật ca Huế” đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Châu Hương Viên được “hồi sinh”Ngưỡng vọng từ lễ hội xuânLàm “sống” không gian di sản

leftcenterrightdel
Không gian ca Huế thính phòng. Ảnh: Đăng Tuyên

Nhiều hoạt động gìn giữ giá trị ca Huế

Sau 5 năm triển khai đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế giai đoạn 2017 – 2022” có nhiều bản ca Huế cổ trước nguy cơ thất truyền đã được sưu tầm, nghiên cứu khôi phục. 10 làn điệu ca Huế tiêu biểu, như: Nam ai, Nam bình, Tứ đại cảnh, Phú lục, Cổ bản, Nam xuân, Phẩm tiết, Cổ bản dựng… và hơn 15 làn điệu dân ca Huế đã được hệ thống hóa, thu âm, ghi hình, ký âm đưa vào lưu trữ.

Không chỉ vậy, có rất nhiều lớp tập huấn và cấp giấy chứng nhận hát ca Huế cho hơn 110 giáo viên bộ môn âm nhạc của 100 trường THCS trên địa bàn tỉnh. Những giáo viên này sau đó đã đưa ca Huế vào dạy lồng ghép trong chương trình môn âm nhạc để giới thiệu, truyền dạy cho các em học sinh.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, chương trình đưa ca Huế vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh tập hát mà còn giúp các em nhận ra những giá trị nhân văn ẩn chứa trong nội dung từng bài bản. Từ đó, giúp các em biết trân trọng, yêu quý di sản ca Huế và nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản ca Huế.

Nhắc đến việc phát huy, gìn giữ ca Huế, theo ông Hải không thể không kể đến việc duy trì phục vụ miễn phí của CLB Ca Huế thính phòng do nhà thơ Võ Quê sáng lập đã hoạt động tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế. Ở không gian ấm cúng của Ca Huế thính phòng, cũng xuất hiện một số tác giả soạn lời mới, vừa làm phong phú nội dung các bài bản ca Huế, vừa phản ánh sinh động cuộc sống đương đại của quê hương.

Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đang tiến hành kiểm kê, sưu tầm, nhận diện giá trị di sản nghệ thuật ca Huế, chuẩn bị hồ sơ khoa học “Nghệ thuật ca Huế” đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi có sự đồng ý chủ trương xây dựng hồ sơ của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục báo cáo đề xuất UBND tỉnh hình thành không gian Ca Huế thính phòng tại di tích Ưng Bình (Châu Hương Viên) và cơ sở 148 Bùi Thị Xuân (TP. Huế).

Đối mặt nhiều thách thức

Dù có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng ông Phan Thanh Hải cho biết, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, các đối tượng lựa chọn nghệ thuật truyền thống để học tập và lập nghiệp ngày càng ít. Công tác giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, nhất là giới trẻ gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên có chất lượng hoạt động trong lĩnh vực ca Huế cũng không dễ dàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, hoạt động biểu diễn ca Huế cũng bị cuốn theo, đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến giá trị di sản ca Huế. Đặc biệt, một số bài bản ca Huế được ký âm bằng phương pháp cổ truyền, đòi hỏi kỹ năng cao thì lực lượng nghệ sĩ trẻ hầu như khó có thể tiếp cận được.

Nói về hoạt động ca Huế trên sông Hương, ông Hải cho rằng đây là một trong những không gian lý tưởng, phù hợp với loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, các chủ thuyền phần lớn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch và nghệ thuật ca Huế. Các thuyền phục vụ du lịch ca Huế trên sông Hương còn là nơi sinh hoạt của các hộ gia đình gây ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như môi trường du lịch nói chung, không gian biểu diễn nghệ thuật ca Huế nói riêng.

“Nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ có danh hiệu, tên tuổi đã từ chối biểu diễn vì thấy phương thức biểu diễn trên sông Hương đã “biến chất”, không còn phù hợp với nghệ thuật ca Huế thuần túy. Từ đó, chất lượng ca Huế trên sông Hương bị xuống cấp, mất dần nguyên mẫu”, ông Hải nói thêm

Sở Văn hóa và Thể thao đã đề nghị UBND tỉnh thống nhất chủ trương xây dựng đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế giai đoạn 2023 - 2028”. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ có nhiều đóng góp trong công tác truyền dạy, bảo tồn, phát huy, phát triển ca Huế. Đầu tư nguồn kinh phí để củng cố, chỉnh trang và xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với hoạt động biểu diễn ca Huế.

Trong năm 2022, qua 6 đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất của tổ liên ngành đối với hơn 350 suất diễn và thuyền tham gia hoạt động ca Huế trên sông Hương, các ngành chức năng đã lập biên bản vi phạm và ra 7 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân có hành vi vi phạm, với số tiền gần 49 triệu đồng. Các hành vi chủ yếu là: tổ chức biểu diễn nghệ thuật không đúng nội dung trong văn bản chấp thuận, thuyền chở quá số người, đón trả khách không đúng địa điểm...
NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top