ClockThứ Ba, 17/01/2023 22:30

Boi p’ruc đón khách

TTH.VN - Boi p’ruc là tên gọi món muối cùng các loại lá, hạt thảo dược của người Tà ôi trên vùng cao A Lưới. Đây là muối chấm “thần thánh” dùng cho nhiều món ăn của bà con trong ngày thường và các ngày lễ truyền thống.

Dệt zèng A Roàng được công nhận nghề truyền thống của tỉnhNgười Tà Ôi đan chiếu sính lễ ÂmberA Roàng nỗ lực thoát nghèo bền vữngMột cuốn sách hay về hoa văn dèng của người Tà ÔiSáng tác và hát nhạc tiếng Tà Ôi

Boi p’ruc bày bán ở A Lưới

Nguyên liệu để tạo nên món muối tiêu rừng, lá rừng…đặc trưng gồm muối tinh + hạt a’ soar + lá a’ soar  + ớt rừng + củ riềng rừng… Tùy theo việc phối trộn tỷ lệ các loại gia vị sẽ cho hương vị boi p’ruc khác nhau.

Để làm nên món muối độc đáo này, nguyên liệu phần lớn phải thu hái từ rừng. Công việc này diễn ra quanh năm. Ví như chờ đến tháng 6 lá a’ soar già, có hương thơm mới hái về nhà phơi; tháng 8 đi kiếm hạt a’ moan; ớt thì thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.

Vất vả nhất là đi tìm hạt a’ moan – một loại hạt như hạt tiêu thơm nồng song không có vị cay. Cây a’ moan rất cao, mọc ở vùng giáp biên giới Lào nên phải đi xa mới tìm ra.

Hạt a’ soar chính là hạt mắc khén ở phía Tây Bắc, loại cây thân gỗ này cho những chùm hoa có mùi thơm, khi hái quả màu xanh phải phơi khô, bảo quản mới giữ được lâu. Hạt này sau khi giã, rang lên thì tinh dầu lan tỏa mùi như vỏ cam nhưng nhẹ, dịu hơn. A’ soar còn trộn với cá, thịt để nướng tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn. Hạt a’ soar có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau khớp, trong hạt này có chất kháng khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ớt làm muối này thường là ớt mọc trong rừng quả nhỏ như hạt gạo. Loại ớt này bà con gọi là ớt chào mào, nó có vị cay thơm. Hiện một số gia đình mang loại ớt này về nhân giống trồng trong vườn nhà. Họ bắt đầu trồng từ tháng 2 và thu hoạch dần sau 3-4 tháng.

Lá và quả rừng giã nhỏ rang, trộn cùng ớt, muối, gia vị sẽ cho ra món muối chấm cay thơm nồng. Sau khi để nguội sẽ bỏ vào hộp sử dụng, bảo quản trong 1-3 tháng. Nếu khách ăn liền sẽ dùng ớt tươi và lá tươi giã để chấm ngay trong bữa ăn.

Theo ông Viên Xuân Minh, một người già ở A Roàng, ẩm thực của người Tà ôi hầu hết là các món nướng nên phối trộn với boi p’ruc sẽ tạo ra hương thơm đặc trưng. Không chỉ người Tà ôi, đồng bào các dân tộc thiểu số khác đều dùng loại gia vị này chấm thịt, gà, cá, cơm… Món muối chấm vùng cao là đặc sản được bày bán ở các phiên chợ, hội chợ, lễ hội ẩm thực và được tiêu thụ khá nhiều. Trong các bữa cơm đón khách đến nhà, tết cơm mới, người Tà ôi đều giã boi p’ruc (khô hoặc tươi) để bữa ăn thêm hương vị núi rừng.

Anh Viên Đăng Phú, quản lý homestay Hương Danh ở xã  A Roàng (A Lưới) cho hay, trong năm 2022, anh đã bán được hơn 1.000 hộp boi p’ruc cho khách hàng trong cả nước, cả du khách nước ngoài cũng mua về làm quà. Anh cũng đặt tên Golden boy cho sản phẩm của mình để nhận diện thương hiệu kèm thông tin, số điện thoại để khách liên hệ đặt hàng.

Cùng Thừa Thiên Huế Online xem người dân giã loại muối đặc trưng vùng cao:

Các loại lá, củ, hạt được hái từ rừng. Một số du khách cũng thích thú theo chân người dân bản địa trải nghiệm 

Lá a’ soar hái về phải phơi khô, các loại hạt khác cũng phơi khô để bảo quản được lâu

Hạt a’ soar được làm sạch, trộn cùng muối và các gia vị khác với tỷ lệ hợp lý

Tùy khẩu vị người dùng, chủ nhà sẽ thêm bớt một vài nguyên liệu cho phù hợp

Trẻ con trong nhà làm cùng ông bà, bố mẹ, học cách nhận biết tác dụng các loại lá, củ rừng 

Hỗn hợp này được rang trộn nhằm tăng vị thơm và bảo quản được lâu

Sản phẩm hoàn thành

Bữa cơm đón khách luôn có cơm lam và boi p'ruc 

Ẩm thực miền núi đậm chất thiên nhiên, giàu hương vị núi rừng luôn hấp dẫn du khách

Mua muối đặc sản A Lưới ở gian hàng chợ phiên A Lưới 

Quy trình làm boi p'ruc của người Tà ôi

ANH-TUỆ (Thực hiện)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

Ngày 8/11, khu dân cư Ba Lạch (xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

TIN MỚI

Return to top