ClockChủ Nhật, 09/08/2020 20:56

Gió và tình yêu vẫn thổi

TTH - Không chỉ có "Cô-Vy" tự sự - Gió và tình yêu vẫn thổi”, trong những ngày tháng Huế và cả thế giới dường như ngừng lại bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều tác giả và nhà xuất bản Việt Nam đã bắt tay vào việc viết và phát hành các ấn phẩm nói về giai đoạn này.

Cuối tuần, khi mà dịch bệnh COVID-19 một lần nữa bùng phát sau bao ngày tạm lắng, tôi tự cách ly, làm việc trên máy tính và đọc tập sách bất chợt có được "Cô - Vy" tự sự - Gió và tình yêu vẫn thổi” của Nhà Xuất bản Hà Nội, phát hành vào tháng 6 vừa qua. Không có những con số gây hoang mang, không có người mắc bệnh, tử vong là bao nhiêu, tập sách chỉ bao gồm những câu chuyện nhỏ, cụ thể và ở mỗi góc nhìn tác giả đều cố kể câu chuyện của mình ở mức thật nhất. Nó thực sự cuốn hút và hấp dẫn tôi.

Không chỉ có "Cô-Vy" tự sự  - Gió và tình yêu vẫn thổi”, trong những ngày tháng Huế và cả thế giới dường như ngừng lại bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều tác giả và nhà xuất bản Việt Nam đã bắt tay vào việc viết và phát hành các ấn phẩm nói về giai đoạn này. Chính những trang viết 100% "made in" Việt Nam đã làm phong phú thêm tủ sách mùa dịch. Có thể kể đến là những tác phẩm văn học: Đi qua hai mùa dịch (của Dy Khoa), Những ngày cách ly (của Bùi Quang Thắng), Con đã về nhà (của Nguyễn Tăng Quang)… Sẽ thật bất ngờ khi biết rằng, chàng trai trẻ Dy Khoa viết tự truyện Đi qua hai mùa dịch rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 10 ngày. Còn Con đã về nhà là tập hợp những bức tranh của du học sinh Nguyễn Tăng Quang, vẽ trong thời gian cách ly tập trung tại Trường Quân sự Quân khu 7.

Có người bảo, COVID-19 đã đi vào văn chương. Còn tôi đọc, xem và rồi đối chiếu lại những gì đã và đang diễn ra ở Huế trong những ngày này, điều cảm nhận đầu tiên là nó gần gũi đến mức khó có tách bạch giữa những gì kể lại trong những trang sách hay các ký họa với thực tế đời thường. Rõ ràng, đã có những thay đổi về thói quen, sự chấp nhận và thích nghi cùng với cả những ứng xử văn hóa mới được hình thành trong mùa dịch. Có thể nói, đó đây ít nhiều vẫn còn sót lại những điều hư tật xấu, nhưng rõ ràng là đã có nhiều thói quen được chấp nhận từ bỏ, ví như tập tụ cà phê, bia bọt; không đeo khẩu trang khi ra đường… Rồi là chuyện thích nghi, ví như thích nghi với việc tiếp xúc với ai cũng phải giữ cự ly an toàn, không bắt tay nhau, chịu sự kiểm soát (và kiểm soát lại) người chung quanh có ho hay hắt xì…

Quan sát và trải nghiệm về những gì diễn ra, chợt thấy thương sao những cán bộ y tế ở các bệnh viện ngày đêm vất vả và những tai nạn có thể đến bất kỳ lúc nào, những người tình nguyện phải ngày đêm chốt giữ ở các trạm kiểm soát… rồi những sẻ chia cả về tinh thần lẫn vật chất khiến tôi như ngộ ra nhiều điều. Không chỉ là nỗi lo về cái chết, về kế sinh nhai... mà cũng từ đây, niềm tin, tình yêu và lòng nhân ái hiện hữu, như một phép màu trấn an, giúp cho mọi người vững tin và hy vọng. Còn như tác giả Trần Duy Thành trong tản văn ngắn Đừng sợ bỏ lỡ viết: “Đại dịch COVID-19 đặt ra cho chúng ta cơ hội và thách thức sống giữa thế gian, dù đôi khi vẫn không tránh khỏi cảm giác hoảng sợ và chơi vơi. Một khi bạn bình tâm lắng nghe bản thân mình, học cách cảm thấy đủ với bản thân, sống nguyên bản và tỉnh thức, bạn sẽ chọn ra điều thực sự quan trọng và gắn kết” (“Cô - Vy” tự sự  - Gió và tình yêu vẫn thổi).

Đan Duy

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt
Xuân như đã về

Như sự thèm thuồng mỗi khi ánh nắng tràn qua khe cửa sau một ngày mưa tầm tã, tôi cũng muốn được nhìn thấy em. Khoảnh khắc khi tôi vừa gọi tên em, ánh mắt em ngước lên nhìn tôi cứ như nụ tầm xuân đang e ấp chờ ngày hé nụ và có một điều gì đó vô cùng thu hút. Cho tới khi nhìn thấy tôi im lặng không nói gì, đôi mắt nâu đậm ấy trở nên dỗi đánh nhẹ tôi một cái rồi tiếp tục chú tâm công việc của mình:

Xuân như đã về
Return to top