ClockThứ Ba, 30/05/2023 15:33

Hợp tác phát triển văn học nghệ thuật

TTH - Tiếp nối truyền thống kết nghĩa, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) 3 địa phương Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh vừa ký kết hợp tác để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực VHNT.

Hợp tác, phát triển văn học nghệ thuật

leftcenterrightdel
 Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hà Nội trao tặng tác phẩm cho Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế

Ba trung tâm VHNT tiêu biểu

Cách đây 63 năm, ngày 8/10/1960, tại CLB Ba Đình, Hà Nội, lễ kết nghĩa giữa 3 thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn diễn ra trọng thể trong không khí nồng ấm tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Trong bối cảnh đó, các thế hệ văn nghệ sĩ và Nhân dân đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn hóa của ba vùng đất từ xưa cho đến nay.

Trong dòng chảy VHNT Việt Nam, 3 vùng đất Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh có vai trò lớn với đặc điểm là nơi khởi phát của các trào lưu sáng tác VHNT mang tính chất quốc gia. Theo TS. Trần Thị Minh Thu, Phó Trưởng ban Nghiên cứu nghệ thuật, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh là ba trung tâm VHNT tiêu biểu của ba trung tâm văn hóa thuộc ba miền đất nước.

Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh đều là kinh đô - đô thị lớn, do đó VHNT của ba địa phương vừa hội tụ văn hóa đặc trưng của 3 miền, vừa thể hiện sự hòa trộn giữa dân gian và bác học, truyền thống và hiện đại, với đối tượng công chúng thị dân đông đảo, đa dạng từ nhiều nơi đến, nhiều dân tộc. “VHNT mỗi địa phương dù mang những giá trị riêng, nhưng đều có mối quan hệ thống nhất trong đặc điểm của VHNT truyền thống Việt Nam, đó là: tính biểu trưng, tính biểu cảm, tính tổng hợp và tính linh hoạt”, TS. Trần Thị Minh Thu nhận định.

NSND. Ứng Duy Thịnh đánh giá, giá trị VHNT Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng, mang những giá trị tiêu biểu, nền tảng của văn hóa Việt Nam xét từ góc độ lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội... Mỗi tỉnh, thành đều xây dựng và tạo nên gương mặt VHNT mang bản sắc riêng, đa dạng, muôn vẻ trên nền tảng văn hóa dân tộc, văn hóa Việt Nam. Chính từ những đặc điểm riêng đã tạo nên bức tranh tổng thể của VHNT Việt Nam.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế cho rằng, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực phát triển đất nước. Song, với bản lĩnh của các văn nghệ sĩ, đời sống VHNT của cả ba thành phố kết nghĩa vẫn diễn ra sôi động, tích cực, vừa phát triển bề rộng, vừa đi vào chiều sâu, đạt được những thành tựu có ý nghĩa.

Dòng chủ lưu của VHNT vẫn là chủ nghĩa yêu nước và cách mạng, tinh thần dân chủ, nhân văn. Các tác phẩm đã tập trung phản ánh các cuộc kháng chiến chống xâm lược; đất nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; với nhận thức sâu sắc, chân thực, đa diện và giàu chất nhân văn. Nền VHNT có nhiều khởi sắc, sáng tác của văn nghệ sĩ 3 địa phương bắt kịp với hơi thở của thời đại. Nhiều tác phẩm đa dạng và phong phú về đề tài, chủ đề và phong cách; có giá trị chân, thiện, mỹ, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của công chúng, đóng góp vào kho tàng văn hóa, VHNT của quê hương và dân tộc.

Tiếp nối mạch nguồn truyền thống

Bên cạnh những đóng góp giá trị, những câu hỏi: VHNT đã phát triển ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng đất hay chưa? Sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại diễn biến phức tạp, nhất là trong thanh thiếu niên là vì đâu? Số lượng tác phẩm VHNT được sáng tạo ngày càng nhiều, nhưng đã có nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao về tư tưởng và nghệ thuật hay chưa? Vì sao các hoạt động giao lưu VHNT, quảng bá giá trị VHNT ra bên ngoài thế giới chưa thường xuyên, chưa phong phú?... là những băn khoăn, trăn trở của nhiều văn nghệ sĩ.

Đạo diễn Tăng Hoàng Thuận, Hội Sân khấu TP. Hồ Chí Minh lo lắng: “Thời gian gần đây, xuất hiện một số hiện tượng đáng lo khi nhiều tác phẩm VHNT sa đà đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tầm thường mà dung tục. Một số vở diễn chạy theo thị hiếu kém thẩm mỹ. Nhiều đề tài lớn của nền VHNT cách mạng chưa được một bộ phận văn nghệ sĩ quan tâm, tập trung trí tuệ sáng tác. Nhiều bộ môn VHNT truyền thống chưa được quan tâm đúng mức, đứng trước nguy cơ mai một. Việc tạo ra những kênh phát hành mới trên không gian mạng gây khó khăn cho công tác quản lý tác phẩm VHNT, khó ngăn ngừa tác phẩm độc hại, không phù hợp với thuần phong mỹ tục nước ta”.

VHNT Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh hiện nay vẫn cần tiếp nối mạch nguồn truyền thống trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị mang tính riêng đại diện tiêu biểu nhất của VHNT 3 miền Bắc - Trung - Nam, vừa mang tính chung thống nhất của dân tộc. Để thúc đẩy VHNT của 3 địa phương phát triển, ngày 24/5, văn nghệ sĩ của Liên hiệp các Hội VHNT 3 địa phương cùng hội tụ về Huế giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và ký kết hợp tác, phối hợp hoạt động trên lĩnh vực VHNT.

Chương trình ký kết hợp tác, phối hợp hoạt động trên lĩnh vực VHNT nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và phát triển của đất nước, phát triển chất lượng hoạt động của các tổ chức hội cũng như từng bước nâng cao chất lượng sáng tạo, quảng bá VHNT cho hội viên các hội VHNT của ba thành phố kết nghĩa.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc nhấn mạnh, từ việc ký kết hợp tác hôm nay, các văn nghệ sĩ của Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sẽ có điều kiện hơn để tích hợp những âm vang lịch sử, văn hóa, thi ca, nghệ thuật của 3 thành phố xưa và nay. Từ đó, hướng mọi khát khao hiểu biết, khám phá vào sáng tạo, vươn đến những khung trời mới lạ của tri thức và nghệ thuật mà vẫn không xa lạ với truyền thống, làm giàu đẹp thêm truyền thống VHNT của 3 thành phố nói riêng, cả nước nói chung.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top