ClockThứ Sáu, 23/12/2022 11:25

Kỷ niệm 155 ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu

TTH.VN - Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 – 26/12/2022) là nhà thơ, nhà văn, một con người đã dâng hiến cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh yêu nước, chống thực dân Pháp của dân tốc Việt Nam vào thế kỷ XX.

Tháo dỡ trụ sở từng là dấu ấn của Hội Quảng TriAi về Bến Ngự…Dấu ấn sử học

Dâng hoa, viếng hương tưởng nhớ 155 ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tại lăng mộ của cụ trong khu di tích lưu niệm ở dốc Bến Ngự 

Lễ Kỷ niệm 155 ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu được Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức sáng 23/12 tại Khu di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu (đường Phan Bội Châu, phường Trường An, TP. Huế).

Cụ Phan Bội Châu có tên khai sinh Phan Văn San, hiệu Sào Nam, cụ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ngay từ nhỏ, khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, người thanh niên Phan Văn San đã sớm có lòng yêu nước. Sau nhiều năm hoạt động từ Bắc chí Nam, đến năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương, bôn ba hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Nhiều tổ chức yêu nước đã được cụ Phan Bội Châu thành lập và lãnh đạo như Duy Tân hội, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội, hội Chấn Hoa Hưng Á…

Từ một tri thức phong kiến yêu nước, cụ Phan Bội Châu đã trở thành một nhà cách mạng dân chủ tư sản và bước vào ngưỡng cửa của cách mạng vô sản.

Sau nhiều năm hoạt động, đến năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) rồi đưa về giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) và bị kết án tù chung thân.

Trước áp lực phong trào đấu tranh của nhân dân trong cả nước, thực dân Pháp phải ân xá và đưa về giam lỏng tại Huế. Thời gian đầu ở Huế, cụ Phan Bội Châu sống ở nhà ông Nguyễn Bác Trác, sau chuyển về sống ở chùa Phổ Quang.

Đến năm 1926, thông qua tờ báo Chuông Rè của luật sư Phan Văn Trường xuất bản tại Sài Gòn đã mở một cuộc lạc quyên, kêu gọi đồng bào Nam Bộ giúp đỡ chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong lúc tuổi già.

Với số tiền quyên góp được, bạn bè cụ Phan đã trích ra một khoản để mua mảnh đất ở dốc Bến Ngự và dựng nhà cho cụ. Từ đó, cụ Phan Bội Châu được người dân Huế gọi bằng một cái tên thân thương: “Ông già Bến Ngự”.

Tin, ảnh: N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trình chiếu nhiều bộ phim hay về đề tài quân đội

Đông đảo các chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, các bạn trẻ trên địa bàn TP. Huế đã đến xem các bộ phim điện ảnh, tài liệu xoay quanh đề tài quân đội và người lính trong đợt phim Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Trình chiếu nhiều bộ phim hay về đề tài quân đội
Phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm Bộ đội Biên phòng

Ngày 12/12, UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024). Đến dự có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm Bộ đội Biên phòng

TIN MỚI

Return to top