ClockThứ Ba, 06/09/2022 22:54

Người hồi sinh đèn trung thu xưa

TTH.VN - Những chiếc đèn lồng truyền thống ngỡ như thất truyền nay hồi sinh một cách vô cùng ấn tượng, giúp công chúng liên tưởng phần nào cái Tết Trung thu vô thú vị, độc đáo từ xa xưa. Không chỉ vậy, những chiếc đèn lồng ấy góp phần bảo tồn giá trị bản sắc, văn hóa Việt.

Thắp sáng yêu thươngNgày hội Lân Huế diễn ra từ 3-4/9Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh và tiết kiệm

Tưởng như đã thất truyền, những chiếc đèn lồng trung thu được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách tìm hiểu và phục hồi lại

Nhiều người đã thốt lên với những lời khen ngợi khi chứng kiến những chiếc đèn lồng mang hình dáng các con vật thân thuộc như, cá, heo, cua… Ngỡ như những chiếc đèn lồng ấy chỉ xuất hiện ở dịp Tết Trung thu ngày xưa thì nay được phục dựng và trưng bày bên trong không gian Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao TP. Huế, bên bờ sông Hương thơ mộng vào đúng dịp Trung thu năm nay.

Và người phục dựng những chiếc đèn lồng đó không ai khác là nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách - người từng phục chế nhiều áo vua và thành viên hoàng gia nhà Nguyễn.

Theo lời nhà nghiên cứu Trịnh Bách, xưa kia ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu cho trẻ em. Nhưng nổi trội nhất phải kể đến làng Báo Đáp ở Nam Trực, Nam Định. Người làng này làm đèn Trung Thu bài bản và quy mô hơn mọi nơi khác.

Tuy nhiên, trải qua những biến thiên lịch sử, nghệ thuật làm lồng đèn Trung thu cổ truyền quý báu gần như biến mất từ lâu ở miền Bắc. Nhưng may mắn, những người dân làng Báo Đáp khi di cư vào Sài Gòn vào giữa thập niên 1950 đã tụ họp lại lập ra xóm Phú Bình, hiện ở quận Tân Phú và tiếp tục nghề làm đèn cố hữu của họ. “Tất cả đèn trung thu của Sài Gòn và các tỉnh miền Nam từ hơn nửa thế kỷ nay đều được sản xuất từ Phú Bình. Nhưng các loại đèn cầu kỳ, tinh xảo cổ xưa cũng đã bị thất truyền ở Sài Gòn từ vài ba chục năm nay”, ông Bách chia sẻ.

Năm 2007, chính ông Bách cất công mày mò đến khu Phú Bình tìm lại các nghệ nhân tâm huyết với hy vọng phục hồi lại nghệ thuật quý báu này. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, mãi đến 10 năm sau, ông mới gặp được gia đình ông Nguyễn Trọng Văn. “Gia đình cụ Văn đã có truyền thống làm đèn Trung thu từ nhiều đời ở làng Báo Đáp. Từ khi dọn vào Sài Gòn họ vẫn tiếp tục giữ nghề, dù rằng có phải thay đổi một ít về hình thức của những chiếc đèn này”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách kể.

Sau đó, nhà nghiên cứu Trịnh Bách đã làm việc trực tiếp với anh Nguyễn Trọng Bình, con trai cụ Văn. Anh Bình được xem là nghệ nhân điêu luyện, có kỹ thuật và mẹo uốn khung tre thành hình dạng phức tạp một cách tự nhiên.

Chiếc đèn lồng trung thu mang hình dáng chú heo ngộ nghĩnh, đáng yêu

Sau khi phục hồi lại được một số đèn Trung thu cao cấp của Sài Gòn ngày trước, ông Bách vẫn không hiểu người Báo Đáp ngày xưa dán đèn bằng vật liệu gì. Theo ông Bách, hình ảnh và hiện vật còn lại ở các bảo tàng bên Pháp cho thấy được dán bằng loại giấy nhìn giống giấy bóng kính. Có những cái đèn cao cấp dán bằng vải lụa mỏng. Nhưng phần nhiều được dán giấy nhưng không phải là giấy bóng kính, vì cách vẽ theo lối bôi nước nhiều lần (tương tự như thủy mặc) trên các đèn này thì các loại giấy thường đều không chịu nổi.

Sau một thời gian tìm hiểu, ông Bách mới phát hiện ra người Báo Đáp xưa kia phần lớn dán đèn Trung thu bằng giấy nhiễu, hoặc có khi bằng vải. Giấy nhiễu là loại giấy bên trong có trộn vụn tơ hay sợi vải để chịu nước. Sau khi vẽ xong, đèn sẽ được quết một lớp dầu trẩu để chống thấm nước, và một lớp dầu bạch tùng để giấy trở thành trong.

Khác với đèn Trung Quốc, đèn trung thu của dân Báo Đáp hoặc là được treo trực tiếp lên cán tre, hoặc được gắn vào khúc tre ở bên dưới đèn. Bên cạnh đó, nhiều mẫu mã mới không có trong hệ thống đèn trung thu cổ cũng được tạo ra theo phong cách truyền thống để cho bộ sưu tập phong phú thêm. Có thể kể đến đèn con lợn làm phỏng theo các loại tranh dân gian như Đông Hồ hay Kim Hoàng. Hay đèn con cá Koi Nhật Bản…

“Hiện nay các nhà sản xuất đèn ở Phú Bình cũng đã bắt đầu theo mẫu mã của gia đình cụ Văn mà làm lại đèn trung thu truyền thống, dù lúc đầu họ vẫn chỉ làm được những mẫu đơn giản về hình dạng. Nhưng số lượng khách đặt hàng đèn Trung thu truyền thống từ khắp nơi trong nước đã tăng lên gấp bội so với những năm trước”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho hay.

Bài, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển
Phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm Bộ đội Biên phòng

Ngày 12/12, UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024). Đến dự có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm Bộ đội Biên phòng

TIN MỚI

Return to top