ClockThứ Ba, 14/11/2023 19:54

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

TTH.VN - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế sẽ phối hợp với Viện Nguồn lực Văn hóa Hàn Quốc, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hàn Quốc và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc tổ chức nhiều hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện điểm nhấn của Lễ hội mùa đông và chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.
Một điệu múa của Hàn Quốc tại lễ Kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh. 

Ngày 22/11, tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế diễn ra khai mạc “Triển lãm Song hành - Giao lưu tranh Việt Nam và Hàn Quốc” , giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu với nhiều khác biệt trong cảm nhận về mỹ thuật hội họa và nghệ thuật của hai nước đến với công chúng. Chương trình Ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm BTDTCĐ Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc; giao lưu biễu diễn âm nhạc cung đình của Việt Nam và Hàn Quốc cũng sẽ được tổ chức ngày 22/11 tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế.

Theo Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung, đây là dịp quan trọng để quảng bá di sản văn hóa Huế, hình ảnh của địa phương trong bối cảnh thực hiện mục tiêu xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Đồng thời, thông qua chương trình triển lãm và giao lưu biểu diễn âm nhạc, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng được mở rộng và trở nên tích cực hơn, sự hiểu biết giữa hai nước sẽ ngày càng sâu sắc hơn; tiếp tục khẳng định hiệu quả trong các thỏa thuận hợp tác với đối tác Hàn Quốc hướng đến tổ chức các hoạt động định kỳ ở các mùa Festival Huế tiếp theo.

 
LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top