ClockThứ Tư, 04/08/2021 15:47

“Phú Lộc yêu thương” nuôi dưỡng tình yêu văn học

Hiến máu tình nguyện với thông điệp “Vạn trái tim - Một tấm lòng”Lan tỏa tình yêu sách cho học sinh

“Ở đây ít bữa thì ai cũng thấy khắc nghiệt, nhưng nếu được sống ở đất này, chẳng ai muốn đi bởi cái tình nghĩa làng trên xóm dưới sẽ sưởi ấm lòng ta khi mùa đông đến và làm ta mát lòng mát dạ khi gió hè oi bức về. Phải, chuyện tình nghĩa người dân làng tôi cứ như mưa xứ này, tuôn trào dào dạt, kể chẳng sao hết…”

Đó là những lời văn mộc mạc, thiết tha của cô học sinh lớp 9 Trường THCS Vinh Hiền - Võ Nguyễn Mỹ Dung trong bài viết “Người Vinh Hiền quê tôi” - đạt giải nhì cuộc thi viết tạp văn “Phú Lộc quê tôi”. Những cô cậu học trò trong lứa tuổi trung học cơ sở ghi lại những cảm xúc, kỷ niệm về vùng đất quê mình – Phú Lộc. Những câu chuyện chứa đựng hồn văn trong trẻo, không thể lẫn vào đâu bởi nơi những dòng văn đó chứa đựng cái nắng, cái gió, cái mặn mòi biển cả, cái xôn xao của Đá Bạc – Lộc Điền hay cái đắm sâu mênh mang của đầm phá Tam Giang.

Ở một bài viết khác cũng đạt giải nhì cuộc thi, em Phan Lê Khánh Linh kể lại kỷ niệm của ba bạn ấy về những ngày gian nan đi hái đót – loại cây được xem là “lộc trời” dành cho người dân làng Nong – Lộc Bổn: “… Người đi hái đót phải chịu đựng gánh nặng oằn vai, chỉ chực bổ nhào trước những con dốc gần như thẳng đứng, những tảng đá cản đường lì lợm, những gốc cây bứt rễ, những ngôi nhà hoang im lìm tưởng chừng như sắp đổ. Đôi khi trong một hoàn cảnh đặc biệt, người ta quên hẳn sinh mạng quý giá của mình để có được một thứ cần thiết nào chăng?”.

Ở độ tuổi 14 và 15, những cây bút học trò đã vẽ nên bức tranh nhiều màu sắc về vùng đất “giàu trầm tích văn hóa” Phú Lộc. Chỉ có thể là những người con sinh ra và gắn bó cả một tuổi thơ ở vùng đất phía nam Thừa Thiên Huế này mới viết nên những câu chuyện hồn hậu tình người, mênh mang biển nước và tinh tế trong từng món ăn thức uống đặc trưng. Đặc biệt, học sinh nơi đây có những bài viết mang chứa cảm xúc chân thật không lẫn vào đâu được vì Phú Lộc có xứ Truồi với “Cây chè Truồi”, vùng cát Cảnh Dương với “Lộc Vĩnh nắng vàng soi tận bình an” hay những món ăn thấm tháp, như “món bún chả cá mệ Đinh”…

Tuyển tập tạp văn “Phú Lộc yêu thương” do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản tháng 6/2021, tập hợp 26 trong tổng số 120 tác phẩm gửi về tham dự cuộc thi tạp bút “Phú Lộc yêu thương” do Trường THCS Lộc An phối hợp với các trường trên địa bàn huyện Phú Lộc tổ chức dành cho lứa tuổi học sinh THCS.

 Thầy giáo Ngô Công Tấn, người phát động cuộc thi và thực hiện cuốn sách này chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc vì đã nhìn thấy được ở các em tình yêu chữ nghĩa, tình yêu văn học – thứ tài sản quý giá tưởng chừng đang dần mai một trong môi trường học đường. Xin cảm ơn các tác giả đã cho tôi gặp được các em – những con người đam mê chữ nghĩa. Dù các em đôi khi lựa chọn những đề tài không mới nhưng theo cách nghĩ, cách mộng của các em người đọc gặp rất nhiều cái mới, lấp lánh và trong trẻo, đó cũng là thành công cuộc thi hôm nay”.

Dù chỉ là cuộc thi viết nhỏ ở một vùng quê phía nam Thừa Thiên Huế, nhưng “Phú Lộc yêu thương” lại gợi lên ý tưởng về một cuộc thi lớn hơn mang quy mô toàn tỉnh. Chỉ có ở đó, chúng ta mới mong muốn được nhìn thấy những cây bút tản văn – “học trò xứ Huế” - tỏ bày lên trang giấy sự “giàu có” trong tâm hồn về một bầu trời tuổi thơ giản dị, nơi gắn bó những giá trị nhân văn vừa vô hình vừa hữu hình cần lưu giữ nơi vùng - đất - học - Huế. Bởi chỉ có thể chính các em ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường mới nói lên được những chiều kích sâu thẳm của tuổi thơ xứ Huế; những chiều cao, chiều rộng xây đắp nên dáng vóc của những giá trị Huế.

Những dòng văn trong sáng được cảm nhận từ cuộc thi viết tạp văn “Phú Lộc yêu thương” sẽ đem lại cho người đọc cả một thế giới đang cần được níu giữ trong cuộc sống ngày nay.

Bùi Xuân Hòa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

Sáng 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt ấn phẩm “Một trăm năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – Một góc nhìn”.

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top