ClockThứ Tư, 18/12/2024 15:07

Ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án “Đế Đô Khảo cổ ký”

TTH.VN - Ngày 18/12, tại Không gian Nhà rường thuộc khu vực Phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) cùng Công ty Comicola và Phygital Labs chính thức ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án “Đế Đô Khảo cổ ký”.
“Đế đô khảo cổ ký” là dự án đồ chơi sưu tầm độc đáo 

“Đế Đô Khảo cổ ký” là dự án đồ chơi sưu tầm độc đáo, kết hợp giữa di sản văn hóa Cố đô Huế, xu hướng “hộp mù” (blind box art toy) và giải pháp công nghệ định danh Nomion với chip NFC (Near Field Communication) tiên phong trong lĩnh vực vật lý số.

Lấy cảm hứng từ các bảo vật biểu tượng của triều Nguyễn, dự án không chỉ mang đến trải nghiệm sưu tầm thú vị mà còn khơi dậy tình yêu và niềm tự hào về lịch sử dân tộc đến thế hệ trẻ. Với mỗi sản phẩm, người sưu tập đồ chơi có thể khám phá câu chuyện lịch sử qua hành trình "khảo cổ" đầy bất ngờ và sống động khi tap smartphone lên món đồ chơi.

 Toạ đàm “Khai thác bản quyền di sản - Hướng đi bền vững phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam”  tại sự kiện

Theo Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung, dự án “Đế Đô Khảo cổ ký” mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế nói riêng, di sản Việt Nam nói chung. “Đây là dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản, mở ra một mô hình khai thác bản quyền di sản để phát triển công nghiệp văn hóa, thu hút sự quan tâm của giới trẻ và cộng đồng yêu lịch sử, văn hóa”, ông Trung nói.

“Khai thác bản quyền di sản - Hướng đi bền vững phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam” là chủ đề của toạ đàm diễn ra tại sự kiện; với sự tham gia của các đại diện tổ chức, chuyên gia văn hóa và những người trẻ yêu thích lịch sử gắn kết với xu hướng ứng dụng công nghệ.

Chương trình giúp khách mời hiểu rõ hơn về những nỗ lực bảo tồn, bảo vệ bản quyền văn hóa trong bối cảnh hiện đại, nơi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực, truyền tải và chia sẻ các giá trị lịch sử. Đồng thời, những chia sẻ từ các bạn trẻ đam mê văn hóa, lịch sử mang đến góc nhìn mới về thị hiếu của giới trẻ. Họ không chỉ thích trải nghiệm mà còn muốn kết nối với văn hóa dân tộc qua sản phẩm sáng tạo và tương tác trong thế giới số.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch thông qua liên kết công nghiệp văn hóa

Nguồn tài nguyên văn hóa phong phú của Huế chính là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch Cố đô trở thành tiềm năng lớn của nền công nghiệp văn hóa. Trong mối liên kết để phát triển, Huế đang có kế hoạch triển khai nhiều giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch.

Phát triển du lịch thông qua liên kết công nghiệp văn hóa
Uy nghi điện Thái Hòa

Sau 3 năm tập trung cao nhất có thể các nguồn lực về tài chính, nhân lực…, điện Thái Hòa - trái tim của Hoàng thành Huế, đã chính thức trở lại đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay.

Uy nghi điện Thái Hòa
Khởi động chương trình Giáo dục di sản

Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) hợp tác triển khai. Chương trình được tổ chức tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế và miễn phí toàn bộ đối với trẻ em.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản
Dừng đón khách tham quan tại Đại Nội ngày 7/6

Để công tác chuẩn bị cho Lễ Khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tại sân khấu điện Kiến Trung - Đại Nội Huế diễn ra thuận lợi, thành công, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa ra thông báo thời gian dừng đón khách tham quan tại Đại Nội vào ngày 7/6.

Dừng đón khách tham quan tại Đại Nội ngày 7 6
Return to top