ClockChủ Nhật, 21/03/2021 17:46

Sớm đưa cụm di tích Hổ Quyền - Voi Ré vào khai thác phục vụ du lịch

TTH.VN - Kiểm tra thực địa dự án chỉnh trang cụm di tích Hổ Quyền - Voi Ré ngày 21/3, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị UBND TP. Huế cùng các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nhằm khai thác hiệu quả giá trị văn hóa, lịch sử của khu vực cụm di tích Hổ Quyền – Voi Ré, biến nơi đây thành điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo của Việt Nam.

Tôn tạo, khai thác giá trị lăng Trường Thái, di tích Hổ Quyền – Voi Ré"Thay áo" ao hồ bằng sen Huế

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực địa tại di tích Hổ Quyền - Voi Ré 

Báo cáo của UBND thành phố, dự án hạ tầng kĩ thuật khu dân cư phục vụ chỉnh trang cụm di tích Hổ Quyền- Voi Ré (thuộc Phường Đúc và phường Thủy Biều), bao gồm các hạng mục: đất ở, đất cây xanh, đất thương mại, bãi đỗ xe, đất giao thông và hạ tầng kĩ thuật... với tổng diện tích 4,99 ha.

Tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn 94 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 54 tỉ, chi phí đầu tư xây dựng hơn 40 tỉ. Dự án đã được HĐND TP. Huế chấp thuận chủ trương đầu tư trong tháng 12/2020. Hiện nay, chủ đầu tư là UBND TP. Huế đang tiến hành lập, thẩm định và trình phê duyệt dự án sau khi lấy ý kiến các đơn vị, phòng ban liên quan, đồng thời thực hiện giải phóng mặt bằng.

Kiểm tra, khảo sát tại khu di tích Hổ Quyền - Voi Ré, Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ cho biết, cụm di tích Hổ Quyền - Voi Ré là một trong những quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo, bộ phận cấu thành của Quần thể Di tích Cố đô Huế. Việc chỉnh trang cụm di tích này không chỉ góp phần khôi phục lại những giá trị về lịch sử văn hóa mà còn tạo nên 1 điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Để dự án được triển khai theo đúng tiến độ đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư là UBND thành phố cùng các đơn vị liên quan đẩy nhanh giải quyết các khâu trong thủ tục đầu tư, khẩn trương vào cuộc để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao mặt bằng sạch để triển khai dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ cũng lưu ý, trong quá trình giải phóng mặt bằng cần quan tâm đến công tác tái định cư, đảm bảo sự đồng thuận cao của người dân trong quá trình thực hiện dự án.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top