ClockThứ Sáu, 01/04/2022 14:02

Tiếp tục nhận mẫu phác thảo tượng Trịnh Công Sơn

36 tác giả tham gia triển lãm nghệ thuật đương đại

Một trong 9 mẫu phác thảo tượng Trịnh Công Sơn mà Ban vận động đã nhận được đến thời điểm này

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản văn hóa Huế, Thường trực Ban vận động dựng tượng Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Huế cho biết, trong thời gian chưa tới một năm, kể từ ngày phát động cuộc thi thông qua nhiều kênh thông tin, và trực tiếp gửi thư mời đến gần 100 tác giả ở trong và ngoài nước, Ban tổ chức đã nhận được 9 mẫu phác thảo tượng Trịnh Công Sơn. Một số tác giả đã nhận lời tham gia nhưng do đại dịch COVID-19 kéo dài, nhiều người, kể cả thầy và thợ, không thể đến xưởng nên chưa có tác phẩm. Từ 9 mẫu phác thảo Ban vận động đã tiếp nhận có thể thấy cuộc vận động sáng tác tượng Trịnh Công Sơn đã lan tỏa trong cả nước. Một số tác giả tham gia dự án này có tên tuổi trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, đã có tượng đài dựng ở nhiều điểm trên toàn quốc.

Nhà điêu khắc Lâm Quang Nới, quê Nam Định, nguyên là bộ đội pháo binh, năm 1975 xuất ngũ về học mỹ thuật, Khoa Tranh lụa, ĐH Mỹ thuật TP. HCM. Ngoài những tượng đài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất nhiều tượng đài của Lâm Quang Nới để lại dấu ấn đặc biệt như: Tượng đài cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tặng Trường THPT Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long), tượng đồng cố GS. Trần Văn Giàu tặng Trường THPT Trần Văn Giàu (TP. Hồ Chí Minh), đài tưởng niệm các chiến sĩ Mậu Thân và tượng đài Đoàn kết toàn dân ở TP. Bạc Liêu, tượng đài Chiến thắng An Lão ở Bình Định, tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa ở Hóc Môn...

Ngoài ra, còn có các tác giả nổi tiếng như: Lê Quang Dũng, quê Quảng Nam, đang làm việc tại Trung tâm Điêu khắc Việt Nam – Nauy tại Đà Nẵng. Lưu Thị Thanh Lan, giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc 1995, 2005, nhiều giải thưởng Mỹ thuật khu vực, Mỹ thuật Thủ Đô; có tác phẩm lưu giữ ở các trại sáng tác tại: Nha trang, Huế, Hạ Long, Phú Thọ, Bảo tàng Quân sự Việt Nam. Hà Minh Tuấn – Hà Nội, nghệ sĩ tự do, từng tu học tại Học viện Phật giáo nguyên thủy, đã từng thiết kế nội thất và sắp đặt Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Phòng không - Không quân Việt Nam, có tác phẩm “Tình cổ độ” tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2000, “Biến tấu sen” được chọn tại Triển lãm Mỹ thuật Nam miền Trung - Tây Nguyên 2005, “Hát đối Quan Họ” tại Triển lãm Mỹ thuật Hà Nội… Lê Sỹ Soái, quê Quảng Bình, cư trú tại Gia Lai... Huế còn có tác giả: Lê Ngọc Thái, giải khuyến khích Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010 (TP Hiệu ứng kính), giải A Triển lãm Mỹ thuật khu vực 4 năm 2009 (TP Hồi sinh), giải B Triển lãm Mỹ thuật khu vực 4 năm 2014 (TP Sức sống), giải khuyến khích TL khu vực 4 các năm 2017 – 2019 (TP Ngột – TP Hạt chuyển động)v.v…

Nhìn chung, các mẫu phác thảo đã thể hiện được tinh thần nghệ thuật của chủ đề Trịnh Công Sơn - “Nối vòng tay lớn” với phong cách hiện đại. Có những mẫu phác thảo nếu được đầu tư chiều sâu và theo đuổi đúng chủ đề như “đầu bài” của Ban vận động đưa ra sẽ là những tác phẩm tốt. Tuy nhiên, “đầu bài’ chỉ là gợi ý, định hướng của Ban vận động, sản phẩm cuối cùng vẫn là ý tưởng, tư tưởng, tâm đắc của các tác giả trong quá trình sáng tác – thể hiện. Theo thông báo lần thứ nhất, đã hết thời hạn gửi tác phầm, nhưng Ban vận động vẫn tiếp tục chờ đợi và khuyến khích các tác giả tiếp tục gửi mẫu phác thảo.

Tại cuộc họp rà soát tiến độ thực hiện dự án dựng tượng Trịnh Công Sơn mới đây, Ban vận động quyết định sẽ ra thông báo gửi các tác giả, gồm 3 nội dung: Đánh giá kết quả bước đầu. Gia hạn thời gian nhận phác thảo đến hết tháng 7/2022 để có thêm sự lựa chọn. Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao thành lập Hội đồng nghệ thuật thẩm định, lựa chọn mẫu phác thảo. Các phác thảo đều được nhận và đều được đưa vào bảo tàng Trịnh Công Sơn trong tương lai. Tổ chức trưng bày các mẫu phác thảo tượng để lấy ý kiến của người xem. Bước tiếp theo sẽ chọn 3 phác thảo tượng thể hiện đúng chủ đề Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với tinh thần nối vòng tay lớn, yêu cầu các tác giả hoàn thiện lại với kích cỡ lớn hơn, có chiều cao 1 mét, từ đó lựa chọn ra tác phẩm cuối cùng trình cấp có thẩm quyền quyết định dựng tượng.

Để bảo đảm sự khách quan trong quá trình lựa chọn mẫu tượng, các tác phẩm sẽ được đánh mã số, không ghi tên tác giả.

Thanh Tùng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top