ClockThứ Năm, 27/08/2015 10:39

Tìm thấy bản gốc cuốn sách Quốc triều khoa bảng lục

TTH - Mới đây, trong khi khảo sát thực địa tại Cố đô Huế, chúng tôi tìm thấy một cuốn sách được khắc in bằng chữ Hán (kích thước 16 x 27,5cm), chất liệu bằng giấy dó, gồm có 101 tờ (hai mặt); trang đầu là tên sách Quốc triều khoa bảng lục, phía bên có dòng chữ “Thành Thái Giáp Ngọ hạ” (Thành Thái năm Giáp Ngọ (1894) về mùa hạ), bên trái “Long Cương tàng bản” (bảng giữ tại Thư viện Long Cương), trang trong cho biết người biên soạn là Tử Phát Cao Xuân Dục. Nội dung cuốn sách khắc ghi các vị đỗ Tiến sĩ và Phó bảng bắt đầu từ khoa thi Hội năm Nhâm Ngọ (1822) đời vua Minh Mạng cho đến khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi (1919) triều Khải Định.

Sách Quốc triều khoa bảng lục

Đặc biệt khoa thi Hội năm Tân Sửu, niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1901) ở tờ 82 có ghi: “Khoa này quan Chủ khảo Cao Xuân Dục tâu xin cho những người trúng (đậu) Phó bảng cũng được cấp áo mũ và cấp ngựa trạm khi vinh quy” trong đó có cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (cụ thân sinh ra Nguyễn Tất Thành). Riêng ở tờ 84 có cung cấp thông tin các vị đậu Phó bảng

Phiên âm: Nguyễn Sinh Huy (tiền Sắc)

Nghệ An, Nam Đàn, Kim Liên

Nhâm Tuất tứ thập, Giáp Ngọ cử nhân

Bình Khê Tri huyện, triệt hồi.

Dịch nghĩa: Nguyễn Sinh Huy (tên cũ là Sắc)

Quán xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Sinh năm Nhâm Tuất (1862), 40 tuổi.

Trúng cử nhân khoa Giáp Ngọ (1894)

Chức Tri huyện Bình Khê, bị bãi quan về nhà

Căn cứ vào cuốn sách Quốc triều khoa bảng lục thì cụ Nguyễn Sinh Huy đậu Cử nhân vào năm 1894 và đậu Phó bảng năm 1901, cùng Khoa với Phan Chu Trinh. Tuy nhiên sau khi đậu Phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn (Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sử và sự nghiệp, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.11-12).

Tờ 84 có khắc ghi tên cụ Nguyễn Sinh Huy

Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khải, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam Bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần.

Hồ Vĩnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

Sáng 17/11, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức chương trình “Người Huế kể chuyện Huế”, giao lưu với nhà văn, nhà báo Phi Tân và nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang nhân dịp ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang”.

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”
Hân hoan cùng lễ hội Tấc Ka Coong

Mỗi năm, khi mùa màng đã thu hoạch và cuộc sống người dân ổn định, đồng bào Cơ Tu tại huyện A Lưới lại hân hoan chuẩn bị cho lễ hội Tấc Ka Coong, một lễ hội truyền thống linh thiêng và đặc biệt. Đây không chỉ là dịp để người Cơ Tu bày tỏ lòng biết ơn với thiên nhiên, thần linh, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết và khẳng định giá trị văn hóa bản sắc của mình.

Hân hoan cùng lễ hội Tấc Ka Coong
Xuân như đã về

Như sự thèm thuồng mỗi khi ánh nắng tràn qua khe cửa sau một ngày mưa tầm tã, tôi cũng muốn được nhìn thấy em. Khoảnh khắc khi tôi vừa gọi tên em, ánh mắt em ngước lên nhìn tôi cứ như nụ tầm xuân đang e ấp chờ ngày hé nụ và có một điều gì đó vô cùng thu hút. Cho tới khi nhìn thấy tôi im lặng không nói gì, đôi mắt nâu đậm ấy trở nên dỗi đánh nhẹ tôi một cái rồi tiếp tục chú tâm công việc của mình:

Xuân như đã về

TIN MỚI

Return to top