ClockThứ Ba, 11/07/2023 13:00

Tổ chức quân đội và việc thực thi chủ quyền biển đảo dưới thời các chúa Nguyễn

TTH - Cùng với công cuộc Nam tiến, các chúa Nguyễn đã từng bước xây dựng quân đội hùng hậu, một mặt bảo vệ biên giới phía Bắc, chống vua Lê - chúa Trịnh. Để tiến hành được cuộc Nam tiến, lực lượng quân đội này phải đủ mạnh để bảo vệ người dân, gây ảnh hưởng đến các vùng mới vừa thuộc về xứ Đàng Trong. Ngoài ra, còn đủ sức răn đe sự khiêu khích của tàu thuyền nước ngoài trên mặt biển.

Chúa Nguyễn Hoàng, người có công lớn mở rộng bờ cõi về phía Nam

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội thảo “Chúa Nguyễn với đất phương Nam” 

Nhận định này được TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh nhấn mạnh khi bàn về tổ chức và hoạt động quân đội thời chúa Nguyễn trong hội thảo “Chúa Nguyễn với đất phương Nam”, diễn ra đầu tháng 6 vừa rồi.

Chú trọng xác lập và thực thi chủ quyền đối với vùng biển, đảo

Khi mới vào trấn thủ Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã đem theo một đội quân khá hùng hậu bao gồm những người thân thích, nghĩa dũng xứ Thanh Hóa, các tướng quân đội, như: Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc cùng hơn 1.000 thủy quân. Đây chính là lực lượng nòng cốt của quân đội Nguyễn Hoàng trong những buổi ban đầu. Ngoài ra, Nguyễn Hoàng đã thu hút được Tống Phước Trị, người đứng đầu bộ máy cai trị Thuận Hóa trước ông và sự đồng lòng của Trấn thủ xứ Quảng Nam là Bùi Tá Hán.

Theo TS. Phan Tiến Dũng, tổng số quân lính chính quy của họ Nguyễn vào đầu thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) mới chỉ có 3 vạn, nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) quân số đã tăng lên 16 vạn. Quân đội chúa Nguyễn được chia thành các binh chủng: Bộ binh, Thủy binh và Tượng binh.

Bộ binh được chia làm 3 loại: Quân Túc vệ ở Kinh thành Phú Xuân, quân Chính quy thường trực tại các dinh và Thổ binh tại các địa phương. Về thủy binh, vùng cai quản của các chúa Nguyễn là nơi có bờ biển dài. Đây là khu vực có thế mạnh về kinh tế, an ninh quốc phòng.

Cùng với quá trình Nam tiến, các chúa Nguyễn ngày càng chú trọng hơn việc xác lập và thực thi chủ quyền đối với vùng biển, đảo. Các đời chúa Nguyễn nhận thấy vị thế quan trọng, nhất là khi tiếp cận với nền hàng hải và thương mại quốc tế, chính quyền Đàng Trong phải xây dựng lực lượng thủy quân đủ mạnh để bảo vệ và thực thi chủ quyền ở khu vực biển, đảo. “Thủy quân của chúa Nguyễn đã từng có nhiều chiến công vang dội trong việc đánh đuổi đội quân xâm lược nước ngoài và bọn hải tặc. Thủy binh được tổ chức thành những đội thuyền tuần tra hùng hậu, sẵn sàng đối phó với các thế lực bên ngoài nhòm ngó chủ quyền đất nước”, ông Dũng đánh giá.

Ông Dũng cho rằng, với quân đội lớn mạnh không chỉ giúp các chúa Nguyễn chống lại các cuộc tiến công của quân đội vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, mà còn giúp trấn áp, ổn định tình hình Đàng Trong, thực hiện công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Nhằm huấn luyện đội quân này, các chúa Nguyễn đã có những đợt thao diễn và phối hợp nhiều lực lượng trên các địa hình để nâng cao chất lượng quân đội. “Chính sự lớn mạnh này nên đã từng bước giành chiến thắng các quân đội “nhà nghề” như quân vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và đội quân của các nước phương Tây. Bên cạnh đó, đã góp phần vào việc mở mang bờ cõi, từng bước xác lập chủ quyền một cách vững chắc trên vùng đất Nam Bộ và trên hải đảo”, ông Dũng khẳng định.

Làm chủ lãnh hải, biển, đảo và phát triển kinh tế

Bàn thêm về việc xác lập và thực thi chủ quyền đối với vùng biển, đảo, theo PGS.TS. Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, dưới thời chúa Nguyễn đã xuất hiện một tổ chức mang tính đặc thù của một vùng đất có ưu thế về biển, đảo là ra đời đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Đội Hoàng Sa và Bắc Hải ra đời sớm muộn có khác nhau và phạm vi hoạt động cũng khác nhau, nhưng đều cùng một nhiệm vụ là khai thác kinh tế biển, đảo và bảo vệ chủ quyền lãnh hải và hải đảo của Đàng Trong thời chúa Nguyễn trong hai thế kỷ XVII - XVIII.

Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được phiên chế như tổ chức của quân đội, đứng đầu là chức Cai đội có tính chuyên nghiệp về cả binh nghiệp lẫn nghiệp vụ hàng hải khai thác hải sản; dưới đội là thuyền. Đội Hoàng Sa ban đầu có 5 thuyền, lúc phát triển có đến 18 thuyền. Đội Bắc Hải về tuyển dụng, tổ chức và quản lý lỏng lẻo hơn đội Hoàng Sa. Tuy không rõ quy mô và thời gian tồn tại, nhưng đội Bắc Hải cũng đáp ứng nhu cầu về khai thác kinh tế và an ninh vùng biển phía Nam.

Theo ông Bang, Hòa thượng Thích Đại Sán, người Trung Quốc đến Phú Xuân sau khi vượt Hoàng Sa vào năm 1695 (dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu) có ghi lại chi tiết đáng chú ý trong sách Hải ngoại kỷ sự: “Thời quốc vương trước hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền hư tấp vào”.

Trong khi đó, Đội Bắc Hải cũng làm nhiệm vụ tương tự như đội Hoàng Sa, nhưng chủ yếu là thu hoạch hải sản hơn là vũ khí, đồ kim loại vì vùng biển đội Bắc Hải phụ trách về phía Nam đội Hoàng Sa ít bị bão tố. Địa hình, địa mạo ở đây lại không nguy hiểm bằng vùng biển Hoàng Sa.

“Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được chúa Nguyễn thành lập để thu lượm hóa vật và khai thác hải sản, tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa mang về nộp cho phủ chúa và được đặc ân về chế độ thuế khóa, sưu dịch, binh dịch. Thực chất đó là binh dân làm nhiệm vụ kinh tế và thực thi chủ quyền vùng biển đảo được quân sự hóa theo tổ chức của quân đội thời chúa Nguyễn, thuyền là đơn vị nhỏ nhất trong quân đội và trực thuộc đội”, PGS.TS. Đỗ Bang cho hay.

Từ đó, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng khẳng định, với một tầm nhìn khai phóng mạnh mẽ, các chúa Nguyễn vừa phải chiến đấu với quân Trịnh từ Đàng Ngoài, vừa phải mở cõi đất Đàng Trong, lại phải xác lập chủ quyền biển đảo để phát triển kinh tế và bảo an ninh vùng biển qua hai giai đoạn trước - trong và sau cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672). Và vào giữa thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã thành công trên các phương diện chiến đấu bảo vệ và mở rộng lãnh thổ; làm chủ lãnh hải, biển, đảo và phát triển kinh tế. Điều này đã đưa Đàng Trong, một bộ phận của nước Đại Việt về phía Nam thành vùng đất năng động và thịnh vượng về triển kinh tế, hùng mạnh về chính trị và quân sự, tạo được uy thế và cảm phục đối với nhiều nước trong khu vực và thế giới hồi bấy giờ.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I - năm 2024:
30 tác phẩm xuất sắc được trao thưởng

Chiều 18/11, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I - năm 2024.

30 tác phẩm xuất sắc được trao thưởng
Nổi bật tuần qua: Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên; Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn

Tuần từ ngày 11/11 đến 17/11 diễn ra một số sự kiện nổi bật: Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; Chủ tịch nước thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC; Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn; Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên tại Quảng Ninh, Đắk Lắk; Khởi tố và bắt tạm giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và ‘cô tiên’ từ thiện Nguyễn Đỗ Trúc Phương.

Nổi bật tuần qua Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên; Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế:
Hấp dẫn giải cầu lông để rèn luyện sức khỏe

Tối 8/11, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức giải cầu lông viên chức, người lao động - năm 2024 và hội thi tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy, tội phạm và tệ nạn xã hội.

Hấp dẫn giải cầu lông để rèn luyện sức khỏe

TIN MỚI

Return to top