ClockThứ Sáu, 05/07/2013 10:51

Những ca khúc thiết tha về Bác

TTH - Sự gắn bó giữa Bác Hồ với Huế đã khơi nguồn cho bao cảm xúc sáng tạo. Đó cũng là lý do Học viện Âm nhạc Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phát động cuộc thi sáng tác ca khúc "Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ". Nhiều ca khúc xúc động đã được các nhạc sĩ xứ Huế viết lên để thể hiện tình cảm của Huế với vị lãnh tụ kính yêu.

“Nhìn ảnh Bác thổi Khèn chiều sông Hương bỗng lạ cả đất trời, vọng mãi câu ca Bác Hồ ta suốt một đời vì dân vì nước... Chiều nay bên bờ sông Hương mà ngỡ như Bác đến, thuở nào làng Dương Nỗ ngọt ngào lời ru, Trường Quốc Học tìm đường cứu nước...”. Đây là những lời ca thiết tha trong ca khúc “Nhìn ảnh Bác thổi Khèn” của nhạc sĩ Việt Đức vừa đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”. Từ cảm xúc dạt dào khi nhìn ảnh Bác đang thổi khèn, nhạc sĩ Việt Đức xúc động nhớ đến khoảng thời gian Người sống và gắn bó với Huế. Đó là tuổi thơ khó khăn khi mẹ mất trong nghèo đói, em trai mất trong tình trạng thiếu sữa... và cả những hoạt động yêu nước khi Bác đang học ở Trường Quốc Học.

Giới thiệu những ca khúc tham dự cuộc thi "Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ"

“Tôi đã viết “Nhìn ảnh Bác thổi Khèn” với lòng tôn kính, từ tình cảm thân thương nhất của mình đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Khi nhìn ảnh Bác thổi khèn, tôi thấy một vĩ nhân của nhân loại mang đậm tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhạc sĩ Việt Đức chia sẻ.   

“Huế thương nhớ Người” là ca khúc nhạc sĩ Nguyễn Việt thay lời người dân Huế bày tỏ lòng thương nhớ với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Nhạc sĩ Nguyễn Việt cho rằng, Bác Hồ với Huế, Huế với Bác Hồ đã có khoảng thời gian gắn bó sâu đậm. Người Huế vẫn trăn trở về cuộc sống khó khăn của gia đình Bác những ngày ở Huế: mộc mạc và gắn bó với nhân dân. Dù Bác đã đi xa nhưng vẫn còn đây tiếng nói, lời dạy, tình cảm và tư tưởng của Người dành cho cả dân tộc nói chung và Huế nói riêng. Cảm tưởng đó cùng những nơi Bác đã đi qua trở thành cảm xúc để nhạc sĩ Nguyễn Việt viết ca khúc này.
 
Trong cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 10 năm sống trên đất Huế. Huế là quê hương thứ 2 của Bác - nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm, nơi từng khắc ghi dấu ấn lịch sử trên con đường cách mạng tìm đường cứu nước của Người. 
 
Từ mạch nguồn cảm xúc ấy, đầu năm 2012, Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”. Nhạc sĩ Việt Đức, Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế cho biết: “Cho đến khi nằm xuống, Bác vẫn muốn nghe câu hò Huế. Vì vậy, chúng tôi lấy đề tài Bác Hồ với Huế và nhân dân Thừa Thiên Huế với Bác Hồ làm mạch nguồn của cuộc thi này. Chúng tôi mong rằng, cuộc thi là tiếng nói đi vào đời sống tâm tư tình cảm của công chúng yêu nhạc nhằm góp phần đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ chính trị ở Thừa Thiên Huế mang màu sắc riêng”.
 
Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhạc sĩ Cố đô. Sau hơn 1 năm phát động, 46 ca khúc đã tham dự cuộc thi. Đó là những bài ca tha thiết, trữ tình, mang âm hưởng âm nhạc truyền thống Huế và âm nhạc truyền thống Việt Nam đã nêu bật tình cảm của Bác Hồ với quê hương Thừa Thiên Huế và tình cảm của nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Bác Hồ. Đặc biệt là những tâm nguyện, mong muốn của Người về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về đoàn kết quốc tế và gìn giữ hòa bình, về vai trò, vị trí của thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường làm chủ tương lai và vận mệnh đất nước.
Trang Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hòa mình vào đêm nhạc Huế Symphony

Tối 19/10, tại Nhà hát Sông Hương, gần 1.000 khán giả đã được hòa mình thưởng thức một đêm nhạc mang tên “Huế Symphony - Bản giao hưởng Cố đô”. Đây là show nghệ thuật đặc sắc, hướng tới sản phẩm du lịch mới, độc đáo của Cố đô.

Hòa mình vào đêm nhạc Huế Symphony
Nhóm song tấu đến từ CHLB Đức sẽ biểu diễn ở Huế

Nằm trong chuyến lưu diễn tại Việt Nam, nhóm song tấu gồm nam nghệ sĩ Reinhard Armleder (cello) và nữ nghệ sĩ Dagmar Hartmann (piano) đến từ CHLB Đức sẽ biểu diễn hòa nhạc tại Nhà hát Sông Hương ở Học viện Âm nhạc Huế vào tối 5/9.

Nhóm song tấu đến từ CHLB Đức sẽ biểu diễn ở Huế
Jazz ở Cố đô

Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX rồi nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, jazz là dòng nhạc thu hút đa dạng văn hóa ở các quốc gia, khu vực và cộng đồng, trở thành nghệ thuật thịnh hành, kết nối với điện ảnh, thể thao, văn học và nhiều loại hình khác. Thế nhưng ở Việt Nam, cho đến nay cộng đồng nghe jazz vẫn rất sơ khai, thiếu vắng tụ điểm lan tỏa cho số đông công chúng. Ở Huế, jazz càng đặc biệt non trẻ về cả cộng đồng người nghe lẫn cộng đồng người chơi loại nhạc này.

Jazz ở Cố đô

TIN MỚI

Return to top