ClockThứ Sáu, 24/06/2022 07:17

Quảng diễn nghệ thuật tuồng Huế

TTH - Diễn ra trong tuần lễ Festival Huế 2022, “Ngàn xưa âm vọng” là chương trình quảng diễn độc đáo, giới thiệu, tôn vinh nghệ thuật tuồng Huế. Sự kiện nghệ thuật này sẽ tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, mang đến trải nghiệm thú vị về tuồng cổ cho du khách tham dự Festival Huế.

Đảm bảo khâu tổ chức để Festival Huế 2022 ấn tượng và hấp dẫnTiếp tục là cầu nối để văn hóa & nghệ thuật giao thoa“Đạp xe - Câu chuyện về lộ trình xanh”

Trình diễn mặt nạ các nhân vật trong nghệ thuật tuồng cổ

Phô diễn vẻ đẹp tuồng cổ

Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức vào sáng 28/6. Với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn đường phố với trình diễn sân khấu, chương trình tạo nên một điểm mới trong trình diễn đường phố tại Festival Huế 2022, góp phần làm sôi động không gian đường phố, thu hút người dân và du khách.

Theo đó, bố cục chương trình gồm các phần: Nghi lễ tế tổ tại Thanh Bình từ đường, nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu tuồng Huế và khu vực miền Trung; hội rước mặt nạ tuồng từ Thanh Bình từ đường theo cung đường Chi Lăng - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn đến Nghinh Lương Đình; biểu diễn tuồng ở Nghinh Lương Đình và hội rước mặt nạ tuồng từ Nghinh Lương Đình vào Duyệt Thị Đường thực hiện nghi thức tiến hoa dâng tiền nhân, thể hiện lòng ngưỡng vọng, thành kính đối với người xưa.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin, tại Thanh Bình từ đường, lễ tri ân tổ nghề sân khấu được thực hiện theo đúng trình thức tiết lễ do viên Thông tán, Nội tán điều hành và các viên bồi tự phối hợp. Nghi lễ có bài văn được xướng lên với nội dung nói về lịch sử Thanh Bình từ đường và tôn vinh tổ nghệ.

Sau lễ tri ân, gần 200 nghệ sĩ, diễn viên sẽ tập hợp thành đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng, quảng diễn. Đoàn rước vừa diễu hành vừa thể hiện động tác theo lộ trình đến Nghinh Lương Đình. Tại đây, các nghệ sĩ trình diễn các tiết mục cùng trích đoạn tuồng Huế, như: Trống hội Tuồng đồ, các trích đoạn “Ác thiện ẩn hình”, “Mộc Quế Anh dâng cây Giáng hương long”, “Mạnh Lương trộm ngựa” và bài bản múa bông.

Kết thúc phần trình diễn, đoàn rước sẽ tập hợp trở lại và diễu hành, quảng diễn tại cung đường Lê Duẩn – cửa Quảng Đức – 23/8 – cửa Hiển Nhơn vào Duyệt Thị Đường. Đây là một đoàn rước trên 200 diễn viên, nhạc công, nghệ sĩ, tập hợp thành 3 đội. Trong các loại trang phục truyền thống khác nhau, các đội sẽ cầm nghi trượng, cờ xí, lồng đèn, gánh kiệu, chiêng, trống cùng với các đội Đại nhạc, Tiểu nhạc, múa Bát Dật văn võ, các nhân vật tuồng diễu hành trên đường phố. Điểm nhấn của đội hình là các nghệ sĩ, diễn viên vào vai 100 nhân vật tuồng với các loại trang phục, hóa trang mặt nạ khác nhau để phô diễn, tạo ra sự sinh động đầy màu sắc và có sức gợi, tả về một loại hình nghệ thuật phổ biến ngày xưa.

Chương trình trình diễn các trích đoạn tuồng cổ đặc sắc

Tri ân và quảng bá

Với “Ngàn xưa âm vọng”, lần đầu tiên trên đường phố xuất hiện chương trình quảng diễn nghệ thuật sân khấu cổ, phô diễn vẻ đẹp trang phục và mặt nạ tuồng với màu sắc rực rỡ, sống động.

NSND. Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế chia sẻ: “Chúng tôi tổ chức chương trình vừa để tri ân các bậc tiền bối đi trước, khơi dậy lòng yêu nghề của anh chị em nghệ sĩ vừa giới thiệu, quảng bá nghệ thuật sân khấu đang vắng bóng khán giả, trong đó có sân khấu tuồng. Việc giới thiệu mặt nạ, biểu diễn các trích đoạn tuồng là cách để giới thiệu đến du khách hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Không có dịp quảng bá nào bằng dịp Festival Huế. Hy vọng, chương trình là một hoạt động đường phố góp phần cho Festival Huế có thêm những kịch mục mới lạ, sôi động hơn”.

Các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế rất háo hức khi tham gia chương trình quảng diễn. Những ngày này, hơn 200 nghệ sĩ đang tích cực tập luyện để chương trình diễn ra thành công. Việc vẽ mặt nạ cũng đang được gấp rút hoàn thành để thể hiện đầy đủ chân dung các nhân vật trong nghệ thuật tuồng cổ, từ vai đào, vai kép, nịnh, tướng… trong các vở tuồng truyền thống đến màu sắc tượng trưng cho bốn mùa: xanh, đen, trắng, đỏ.

Việc đưa nghệ thuật truyền thống ra quảng diễn ở cộng đồng là hình thức mới và là dịp để giới thiệu nét đặc trưng, đặc sắc của tuồng Huế qua các mặt nạ và trích đoạn tuồng đến đông đảo công chúng. Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, ngoài tôn vinh di sản tuồng cung đình Huế, phô diễn vẻ đẹp của trang phục tuồng, nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng, chương trình kỳ vọng mang đến trải nghiệm thú vị về lễ hội đường phố đối với du khách khi đến tham quan Huế trong dịp festival, góp phần quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Cố đô Huế tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top