Thế giới

Việt Nam ủng hộ bầu cử tự do và công bằng ở Iraq

ClockThứ Tư, 12/05/2021 10:39
Tại cuộc họp trực tuyến mở về tình hình Iraq, Việt Nam ủng hộ bầu cử tự do, công bằng tại Iraq với sự tham gia rộng rãi của mọi thành phần xã hội, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên.

Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo vệ thường dân ở SudanViệt Nam thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trong xung đột

Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tham dự và phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 11/5 đã họp trực tuyến mở về tình hình Iraq và hoạt động của Phái bộ Liên hợp quốc hỗ trợ Iraq (UNAMI).

Bà Jeanine Hennis-Plasschaert, Đại diện đặc biệt Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Iraq, Trưởng Phái bộ UNAMI, đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.

Tại đây, Việt Nam ủng hộ bầu cử tự do, công bằng tại Iraq với sự tham gia rộng rãi của mọi thành phần xã hội, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, Đại diện đặc biệt Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết tình hình Iraq tiếp tục khó khăn. Đại dịch COVID-19 vẫn lan rộng, với số ca mắc tăng, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội ở quốc gia Trung Đông.

Trong khi đó, tình hình an ninh tiếp tục phức tạp, với nhiều hành động khủng bố, tấn công vào thường dân và các mục tiêu quân sự rất đáng lo ngại.

Về vấn đề bầu cử, Đại diện đặc biệt Hennis-Plasschaert cho biết Iraq hiện đã thông qua đầy đủ các đạo luật làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bầu cử vào tháng 10 tới.

Thời gian qua, UNAMI cùng các tổ chức của Liên hợp quốc đã hỗ trợ chính phủ và nhân dân Iraq ổn định tình hình và chuẩn bị tổ chức bầu cử.

UNAMI cũng hỗ trợ Iraq và Kuwait tăng cường hợp tác trong việc tìm kiếm người Kuwait và công dân nước thứ 3 mất tích tại Iraq, cũng như việc trả lại tài sản của Kuwait theo Nghị quyết số 2107 của Hội đồng Bảo an.

Tại cuộc họp, các nước thành viên Hội đồng Bảo an đã ủng hộ những nỗ lực gần đây của Iraq trong việc chuẩn bị tổ chức bầu cử, mong muốn bầu cử được tổ chức công bằng, tự do và minh bạch, đáp ứng nguyện vọng của người dân và góp phần vào ổn định của đất nước.

Các nước cũng bày tỏ lo ngại về tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19 và các khó khăn khác đang đặt ra đối với Iraq, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ Iraq, ủng hộ các nỗ lực của UNAMI.

Về tình hình an ninh, các nước lên án các hành động khủng bố, ám sát gần đây xảy ra tại Iraq và kêu gọi điều tra, truy cứu trách nhiệm các thủ phạm, cũng như tiếp tục các nỗ lực chống khủng bố.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định ủng hộ những nỗ lực của chính phủ Iraq trong việc chuẩn bị bầu cử, ghi nhận việc Iraq đề nghị Hội đồng Bảo an hỗ trợ giám sát bầu cử và sẵn sàng thảo luận trong Hội đồng Bảo an về đề nghị này.

Đại sứ đánh giá cao những nỗ lực chung do UN Women và các tổ chức của Iraq thực hiện nhằm thúc đẩy và giám sát sự tham gia bầu cử của phụ nữ, ngăn chặn bạo lực đối với các ứng cử viên nữ.

Việt Nam ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa Iraq và các nước trong khu vực để đối phó với những thách thức chung, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tôn trọng đầy đủ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq.

Về vấn đề nhân đạo, Việt Nam nhấn mạnh cần quan tâm đến số lượng lớn những người bị buộc phải rời khỏi nhà cửa, bảo đảm việc trở về an toàn, tự nguyện và bền vững cho những người này.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam cũng đánh giá cao hợp tác giữa chính phủ Iraq và Kuwait trong việc tìm kiếm người Kuwait và công dân nước thứ ba mất tích và trao trả tài sản của Kuwait theo Nghị quyết 2107 của Hội đồng Bảo an.

Về hoạt động của UNAMI, Việt Nam đánh giá cao kết quả hoạt động thời gian qua và khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với phái bộ và các cơ quan của Liên hợp quốc trong việc hỗ trợ Iraq duy trì ổn định và an ninh.

Đây là cuộc họp định kỳ 3 tháng của Hội đồng Bảo an thảo luận tình hình Iraq và việc thực hiện nhiệm vụ của UNAMI theo nghị quyết 2522 (2020) của Hội đồng Bảo an./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top