ClockThứ Hai, 03/08/2020 15:23

Cách ly tại nhà, sao cho an toàn?

TTH.VN - Bắt buộc cách ly tại nhà hay khuyến cáo tự cách ly tại nhà là một trong những biện pháp khoanh vùng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Để biện pháp cách ly tại nhà hiệu quả và đảm bảo an toàn cho những người sống trong gia đình, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể.

Sức mạnh của sự gắn kếtThực hiện giãn cách xã hội nhà hàng, quán ăn, quán cà phêTruy vết, phát hiện triệt để và cách ly kịp thờiThực hiện cách ly tập trung người dân Huế đi về từ vùng có dịch

Theo đó, trong Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020, Bộ Y tế nêu rõ các yêu cầu về phòng ở của người cách ly; trách nhiệm của người được cách ly; trách nhiệm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình; trách nhiệm của ban quản lý/người quản lý/chủ hộ khu chung cư, ký túc xá, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; trách nhiệm của UBND cấp xã nơi có người được cách ly.

Tính đến cuối ngày 2/8, Thừa Thiên Huế đã tổ chức cách ly tập trung gần 500 trường hợp, ra quyết định cách ly bắt buộc tại nhà và nơi lưu trú gần 9.000 trường hợp và khuyến cáo tự cách ly tại nhà và nơi lưu trú 9.000 trường hợp.

Khi có quyết định bắt buộc cách ly hay khuyến cáo cách ly tại nhà, người cách phải chấp hành việc cách ly tại nơi ở đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương. Hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo với nhân viên y tế địa phương khi có triệu chứng mắc bệnh, như: sốt, ho, đau họng, khó thở. Không ra khỏi nơi cư trú. Hạn chế ra khỏi phòng riêng, thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và thu gom rác cá nhân đảm bảo vệ sinh. Ăn uống đủ chất, tăng sức đề kháng nhưng không ăn chung, uống chung, ngủ chung cùng người khác.

Hướng dẫn của Bộ Y tế

Phòng ở của người được cách ly đảm bảo thoáng khí, không sử dụng điều hòa nhiệt độ, hạn chế tối đa các vật dụng trong phòng. Tốt nhất là nên ở phòng riêng, nếu không thì giường của người cách ly phải cách ít nhất 2m với giường của các thành viên khác. Nếu có điều kiện, nên chọn phòng cuối dãy, cuối hướng gió, ít người qua lại, có nhà vệ sinh, xà phòng, nước sạch và có thùng rác an toàn.

Hỗ trợ người được cách ly, ban quản lý/người quản lý/chủ hộ, ký túc xá, điểm lưu trú thường xuyên thực hiện việc vệ sinh khử trùng bằng các chất tẩy rửa diệt khuẩn. Ưu tiên việc khử trùng bằng cách lau, rửa, ít nhất mỗi ngày một lần nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật tại khu vực dùng chung và ít nhất 2 lần/ngày đối với nắm tay cửa, tay vịn cầu thang, lan can, cabin thang máy.

Để người được cách ly thực hiện đúng thời gian cách ly và đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình rất quan trọng. Trước tiên, các thành viên trong gia đình/nơi lưu trú hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, cung cấp suất ăn đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên động viên, giúp đỡ, chia sẻ với người được cách ly. Hàng ngày, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn với người cách ly, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi người được cách ly có các triệu chứng của COVID-19 như: ho, sốt, đau họng, khó thở.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
WC ở trường học:
Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí

Đầu tư là một chuyện, còn chăm sóc, quản lý, sử dụng lại là một chuyện. Nếu thiếu quan tâm quản lý, thì các nhà vệ sinh ở trường học sẽ rất nhanh bị xuống cấp, trở nên mất vệ sinh, và rồi lại trở thành nỗi ám ảnh cho mỗi học sinh khi có nhu cầu...

Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí
Return to top