ClockThứ Sáu, 07/08/2020 17:10

Can thiệp tim mạch khẩn thành công cho bệnh nhân COVID-19

TTH.VN - Trước đó, bệnh nhân (BN) 456 (nữ, 55 tuổi, Đà Nẵng) nhập viện Trung ương Huế cơ sở 2 ngày 30/7/2020 được với chẩn đoán: COVID-19/ suy hô hấp cấp/ hội chứng ARDS tiến triển nhanh/ tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch chi dưới (chân trái), tiên lượng rất nặng.

Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 HuếKhẩn trương truy vết dịch tễ liên quan 2 bệnh nhân 684 và 749

Hình ảnh bệnh nhân được can thiệp tĩnh mạch chi dưới. Ảnh do BV cung cấp

Ngay từ khi nhập viện, BN đã luôn trong tình trạng rất nặng. Ngày 4/8, qua thăm khám lâm sàng và làm siêu âm tim và mạch máu, các bác sỹ phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu từ khoeo đến tĩnh mạch chậu ngoài bên trái.

Trước tình trạng đó, các chuyên gia Bệnh viện Trường đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp hội chẩn gấp và đã quyết định làm can thiệp đặt filter tĩnh mạch chủ dưới để cấp cứu, phòng ngừa biến chứng tắc mạch phối cho BN.

Các chuyên gia tim mạch nhận định, huyết khối tĩnh mạch (TM) sâu chi dưới có thể lan rộng tới tĩnh mạch chậu và cao hơn. Một biến chứng rất nguy hiểm của huyết khối tĩnh mạch đó là tắc động mạch phổi làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt ở BN COVID-19 có tổn thương phổi và mắc kèm nhiều bệnh nền như BN456.

Người bệnh có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đòi hỏi phải điều trị thuốc chống đông đường uống kéo dài, tuy nhiên có tới 33% số BN huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới vẫn gây tắc động mạch phổi thứ phát mặc dù đã được dùng chống đông đủ liều, hơn nữa khi dùng thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như mắc COVID-19. Biện pháp đặt filter tĩnh mạch chủ giúp chủ động dự phòng tắc động mạch phổi cho BN.

Đây không phải là kỹ thuật quá khó, nhưng là thủ thuật lần đầu tiên can thiệp trên BN COVID-19 đang có diễn biến nặng.

Các thiết bị sử dụng làm can thiệp này không có sẵn ở Huế. Để thực hiện thủ thuật này, nhóm chuyên gia Bệnh viện Trường đại học Y Hà Nội phải cấp tốc huy động và chuyển thiết bị này từ Hà Nội vào qua đường vận chuyển hàng không ngay trong ngày 5/8. Với sự phối hợp chỉ đạo của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu và GS.TS Phạm Như Hiệp, BN đã được can thiệp đặt filter tĩnh mạch chủ dưới.

Sau khoảng 45 phút căng thẳng, ca can thiệp tim mạch trong điều kiện đặc biệt này đã thàng công. Ngay trong đêm 5/8, BN đã được chụp CT phổi để kiểm tra tổn thương phổi và theo dõi kỹ diễn biến lâm sàng.

Hiện tại, BN vẫn trong tình trạng nặng và được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm cách ly và điều trị COVID-19, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia

Vừa qua, đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh tiếp nhận đề nghị cầu cứu của gia đình ông T.V.Q và bà L.T.N.C trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu (TP. Huế) về việc con trai là anh T.V.V bị lừa bán sang Campuchia.

Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia
Return to top