ClockThứ Hai, 17/05/2021 15:43

Có giải pháp tối ưu khống chế dịch lây lan trên địa bàn

TTH.VN - Ngày 17/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, mặc dầu tình hình dịch trên địa bàn cơ bản được kiểm soát nhưng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, các cấp, các ngành cần có các giải pháp tối ưu trong phòng chống, tiến tới khống chế không cho dịch lây lan trên địa bàn.

Đảm bảo cho cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, an toàn, tiết kiệmPha chế dung dịch sát khuẩn tặng các đơn vị phòng, chống dịch COVID-19Truy vết hành khách nữ trên xe ô tô 43S - 2119Đẩy mạnh phòng chống dịch COVID-19 tại Khu công nghiệp Phong ĐiềnKiểm soát công dân từ vùng dịch đến Thừa Thiên HuếVừa điều trị, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng chống dịch

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra tại chốt kiểm soát trên QL1A ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc 

Theo Ban chỉ đạo, đến ngày 17/5, Thừa Thiên Huế có 5 trường hợp dương tính với SARS- CoV-2, tất cả các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, hiện sức khỏe đều ổn định. Tất cả các đối tượng F1 (544), F2 (5.466) đều được cách ly, truy vết, giám sát y tế theo quy định.

Tỉnh cũng đã hoàn thành tiêm vắc xin được cấp giai đoạn 1 cho 8.925 người là các đối tượng ưu tiên: cán bộ y tế, cán bộ khu cách ly, cán bộ nhân viên tại các cảng, cửa khẩu…

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các lực lượng trong việc khống chế dịch bệnh trên địa bàn thời gian qua, nhất là lực lượng ở tuyến đầu, ở các địa phương phải giãn cách xã hội, khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời. Ghi nhận, biểu dương các doanh nghiệp, mạnh thường quân đã hỗ trợ tích cực cho tỉnh vật chất để phòng chống dịch.   

Thông báo quét QR bằng Hue - S tại các điểm đến được gửi đến nhiều người dân 

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương giám sát kỹ người về từ vùng dịch. Tăng cường quản lý tại các chốt kiểm soát y tế. Yêu cầu ngành y tế rà soát lại các quy định về khai báo y tế, đảm bảo thật đơn giản, thuận tiện để mọi người dân có thể khai báo được; những người có khó khăn trong khai báo thì có người trợ giúp. Bởi việc khai báo y tế là việc làm rất cần thiết để có thể kiểm soát được những người có nguy cơ lây nhiễm. Chúng ta phải có công cụ, có cách tổ chức để nhân dân, mọi đối tượng, trong mọi hoàn cảnh đều khai báo y tế thuận lợi.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm về quy định phòng chống dịch nhằm răn đe. Các tổ phòng chống dịch cộng đồng ở cơ sở cần được phát huy hơn nữa trong việc phát hiện các vi phạm. Chỉ đạo các doanh nghiệp, ban chỉ huy công trường quản lý chặt chẽ lượng công nhân, nhất là rà soát các công nhân từ ngoại tỉnh vào.

Ngành y tế tăng cường xét nghiệm, sàng lọc dịch tễ với đối tượng có nguy cơ cao; luôn sẵn sàng 4.000 mẫu Kit test phục vụ xét nghiệm. Tăng cường giám sát tại các khu cách ly, không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Ban Chỉ đạo sẽ xem xét tháo dỡ, nới lỏng một số hoạt động tại thôn, xã phong tỏa khi hội đủ các điều kiện.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top