ClockThứ Ba, 03/03/2015 16:29

Hệ lụy khi trẻ em mê game online

TTH - Con tôi năm nay 12 tuổi, do gia đình tôi quá bận rộn công việc, ít quan tâm đến quá trình học của cháu, cháu trốn học đi chơi game một thời gian dài gia đình không biết. Nay, học lực yếu, ít nói, mê game quá nên gầy (ốm). Gia đình tôi không biết cách nào đây để giúp cháu vượt qua. Xin bác sĩ tâm lý giúp đỡ!minhdat80@gmail.com

Chào bạn!

Theo hội đồng khoa học và sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ: người chơi trò chơi trên máy tính quá 2 giờ mỗi ngày, trong thời gian trên 1 tháng được coi là nghiện game online. Một nghiên cứu cho biết, có khoảng 10% số thanh niên từ 15 - 30 tuổi nghiện game online.
Hệ lụy nguy hiểm của game online
- Nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy, game online là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống; trẻ em chơi game 5 - 6 giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để học bài hay tham gia các hoạt động xã hội. Từ đó dẫn đến hậu quả là người chơi game không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều game thủ đã ngoài 20 tuổi nhưng cảm xúc và trí tuệ chỉ như đứa trẻ 12 - 13 tuổi. Những game thủ nhiều tuổi hơn thì thường có các hành động rất liều lĩnh. Họ có biểu hiện coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.
- Các triệu chứng trầm cảm do nghiện game làm cho sức khỏe về thể chất và tâm thần của người nghiện game bị suy giảm nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là ý định tự tử của thanh thiếu niên nghiện game. Có một số game thủ đã chết vì kiệt sức do chơi game liên tục trong nhiều giờ. Mặt khác do tiêu tốn về tiền bạc để chơi game, người nghiện phải tìm mọi cách để có tiền. Vì vậy, khi không có tiền để chơi game, họ có thể trở thành trộm cắp, cướp giật, bán dâm, giết người để có tiền chơi game.
Biểu hiện nghiện game online
Một người nghiện game sẽ có 2 nhóm triệu chứng:
Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy: họ tỏ ra quan tâm quá mức tới game online. Khi phải xa máy tính, họ luôn thèm muốn được chơi game, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác. Người nghiện game chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ. Họ dành hết thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính để chơi game. Khi bị nhắc nhở, họ thường bào chữa là vào mạng để làm việc, tìm thông tin, đọc thư điện tử, hoặc nói dối bất cứ lý do gì để được chơi game. Người nghiện game không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game trên máy tính.
Học sinh mà nghiện game thường không học bài, không làm bài tập, học sa sút. Trường hợp nặng, game thủ bỏ cả việc vệ sinh cá nhân, không chịu tắm rửa nên người thường hôi hám.
Người nghiện game thường tự dùng thuốc để “điều trị” bệnh chứ không báo cho gia đình biết và không chịu đi chữa bệnh vì sợ không có thời gian để chơi game. Người nghiện game thường dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thực tại. Người nghiện game online nhất là học sinh thường tiêu tốn nhiều tiền để mua máy tính, màn hình, loa,... Họ luôn tìm cách nâng cấp phần mềm, đường truyền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. Người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game, nhưng sự phấn khích này nhanh chóng chuyển thành thất vọng và trạng thái thất vọng có khi chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại cả ngày.
Nhóm triệu chứng trầm cảm: game thủ có khí sắc trầm, mất hứng thú và sở thích bình thường, mất ngủ, chán ăn và ăn ít. Có biểu hiện rối loạn tâm thần vận động. Giảm sút năng lượng. Họ thường có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Trong việc học tập hay làm việc, họ khó suy nghĩ tập trung hoặc ra quyết định. Nguy hiểm hơn nhiều game thủ có ý nghĩ muốn chết và có hành vi tự sát.
Lời khuyên của bác sĩ giúp điều trị và phòng tránh
Điều trị nhằm cắt được hội chứng nghiện game và trầm cảm của người nghiện game online. Quá trình điều trị phải được bác sĩ chuyên gia tâm thần kinh hướng dẫn và theo dõi. Thuốc có thể dùng là: quetiapin, zosert, clonazepam. Tuy nhiên, sau khi điều trị tấn công để cắt cơn nghiện game thì cần phải điều trị củng cố để chống tái nghiện, đây là công việc quyết định thành bại của cai nghiện game. Điều trị củng cố phải tiến hành đồng thời 2 biện pháp là điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý. Điều trị bằng thuốc vẫn dùng các thuốc trên với liều giảm phù hợp với từng bệnh nhân.
Các liệu pháp tâm lý cần thực hiện là: từ bỏ internet, bệnh nhân bị bắt buộc từ bỏ game online hoàn toàn. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao và hoạt động văn hóa văn nghệ. Đối với các bậc phụ huynh: khi thấy con mình có các dấu hiệu của nghiện game online nói trên, hãy đưa ngay con đi khám ở bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ts.Bs. Nguyễn Đức Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế

Từ ngày 4 đến ngày 7/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Newborn Việt Nam, Hội đồng Hồi sức châu Âu tổ chức hai lớp đào tạo liên tục dành cho các bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng đến từ các đơn vị y tế trong, ngoài tỉnh.

Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế
Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

Đó là khẩu hiệu được Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể hóa từ phát động của Bộ Y tế. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong lành, thân thiện, góp phần khống chế dịch bệnh, mang lại cả lợi ích cho thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Xanh như công viên, sạch như bệnh viện
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top