ClockThứ Hai, 14/11/2016 14:34

Hút thuốc thụ động cũng nguy hiểm

TTH.VN - Theo WHO, mỗi năm có 600.000 cả tử vong do hút thuốc thụ động, trong đó 64% số tử vong do hút thuốc thụ động là nữ.

Theo báo cáo của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá thụ động của Việt Nam rất cao và đáng báo động. Tỷ lệ chung người trưởng thành phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại nhà là 73,1%, trong đó nam là 77,2 và nữ là 69,2%. Người trưởng thành phơi nhiễm với khói thuốc tại nơi làm việc 55,9%, nam là 68,7% và nữ là 41,4%.

Hút thuốc lá thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)

Hút thuốc thụ động cũng rất nguy hiểm. Nếu đứng gần người đang hút thuốc lá trong bán kính 1m chúng ta được xem như đang hút thuốc vì hít phải hai loại khói: dòng khói chính từ người hút thải ra và dòng khói phụ từ đầu điếu thuốc đang cháy lan tỏa vào không khí.

Điều đáng ngạc nhiên là dòng khói phụ có chứa chất gây ung thư mạnh hơn dòng khói chính. Đáng lưu ý nữa, vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ   hơn dòng khói chính nên các hạt này đi sâu hơn vào các tổ chức phổi.

Đó là cái “họa” trong vòng bán kính một mét. Không một liều lượng an toàn nào cho hút thuốc lá thụ động, dù chỉ hít phải trong một thời gian ngắn. Người mang thai gặp người kế bên hút thuốc lá, thai nhi có thể bị tổn thương. Trẻ sinh ra bị nhẹ cân, có phổi bất thường và khi lớn lên phổi vẫn kém phát triển. Hút thuốc lá thụ động còn là nguyên nhân gây chứng đột tử ở trẻ sơ sinh...

Ở người lớn, hít phải khói thuốc thụ động là hít 3.800 chất độc tương tự như người đang hút thuốc lá, có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gia tăng khả năng mắc các bệnh ung thư phổi từ 20-30%, có thể gây đột quỵ, một số ung thư như ung thư vú, ung thư mũi xoang. Khói thuốc lá có thể gây kích thích da, mắt, mũi, họng. Nếu người bị dị ứng hoặc có tiền sử bệnh hô hấp, hít khói thuốc thụ động có thể làm bệnh nặng thêm. Hút thuốc lá thụ động cũng sẽ hình thành các cục máu đông trong mạch máu, ngay cả khi chỉ ở nơi có khói thuốc trong khoảng thời gian rất ngắn...

Vì vậy, vì sức khỏe của cộng động bạn nên bỏ thuốc và nếu hút hãy tránh xa những người xung quanh để mọi người tránh hút thụ động từ khói thuốc của bạn.

Phan Đăng Tâm – TTTTGDSK tỉnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu

TIN MỚI

Return to top