ClockThứ Năm, 09/07/2015 21:19

Huy động 7 chuyên khoa cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

TTH - Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 26/6, Khoa Cấp cứu Bệnh viên Trung ương Huế tiếp nhận bệnh nhân Lê Thị H được chuyển trực tiếp từ dưới thuyền khai thác cát ở Sông Hương (TP Huế) đến trong tình trạng rất nguy kịch và thương tâm: lơ mơ, sốc do đa chấn thương nặng ngực phải (vết thương hở toác rộng lộ tim - phổi, gãy dập xương sườn…), vỡ đứt thành bụng gây tràn máu ổ bụng (vỡ gan, đứt các mạch máu thành bụng…), lộ toàn bộ các cơ quan trong ổ bụng, chân phải biến dạng do dập cơ đùi phải và gãy hở hai xương cẳng chân phải…
Toàn bộ hệ thống trực ngoại tại Bệnh viện Trung ương Huế đã có mặt kịp thời, khẩn trương phối hợp cứu bệnh nhân. TS, bác sĩ Phan Hải Thanh, phẫu thuật viên khoa Ngoại - Cấp cứu bụng - điều phối kíp mổ cho biết, tại phòng cấp cứu bệnh nhân H sau khi được hồi sức tích cực (truyền 8 đơn vị máu), chuyển thẳng phòng mổ ngay và phương án phẫu thuật song song đã được tiến hành một cách khẩn trương, trong khi các bác sĩ khoa Ngoại Tim mạch - lồng ngực, gây mê hồi sức A xử lý các vết thương ngực (khâu nhu mô phổi rách, cắt lọc, cầm máu, cố định các xương sườn, tái tạo lại thành ngực…), đặt dẫn lưu màng phổi thì các bác sĩ khoa Ngoại- Cấp cứu bụng đã tiến hành khâu gan cầm máu, cắt lọc cầm máu thành bụng, tái tạo lại thành bụng, các bác sĩ khoa siêu âm loại trừ khả năng tổn thương mạch máu ở chân để các bác sĩ ngoại chấn thương tiến hành phẫu thuật cố định ngoài hai xương cẳng chân gãy… 
 Sau 10 ngày, chức năng sống của bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân đã tự ăn uống được và đang được theo dõi với kết quả ngày càng tốt.
Theo BSCKII Trần Quốc Thắng, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế, ca mổ không những thành công về mặt phẫu thuật, kỹ thuật chuyên sâu mà còn thể hiện tốt công tác tổ chức, sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các kíp trực, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tính nhân văn của ngành y tế đối mặt với hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân trước sự sống của người bệnh.
Xuân Hồng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn

Cách chúng ta 2.500 năm, ông tổ của y học phương Tây Hipocrates, đã có câu nói nổi tiếng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn". Dân gian Việt cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra...”. Ý nói rằng, việc lựa chọn thức ăn, cách ăn có thể giúp ngăn ngừa, giảm các triệu chứng, thậm chí đẩy lùi bệnh tật. Y học hiện đại trên toàn thế giới công nhận, những người thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường thể lực, hệ thống miễn dịch mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và tuổi thọ cao hơn. Dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng (cùng với vận động, giấc ngủ và tinh thần) trong y tế dự phòng, được coi là then chốt, nền tảng của ngành y tế. Ăn uống vì vậy không phải chỉ ngon miệng mà phải ngon lành.

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Return to top