ClockThứ Năm, 26/02/2015 18:23

Nơi được người bệnh tin yêu

TTH - Phục hồi chức năng (PHCN) là hoạt động nằm trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Từ nhiều năm nay, Bệnh viện PHCN Thừa Thiên Huế tạo địa chỉ tin yêu cho bệnh nhân gần xa.

Phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại Bệnh viện PHCN Thừa Thiên Huế

 
Giáp Tết Ất Mùi 2015, chúng tôi có dịp đến thăm Bệnh viện PHCN Thừa Thiên Huế (93 Đặng Huy Trứ, TP Huế). Bác sĩ Đoàn Thị Minh Xuân, Phó Giám đốc bệnh viện đưa chúng tôi đi thăm các khoa phòng điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bệnh nhân. Mặc dù cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện luôn đáp ứng nhu cầu khám, điều trị các bệnh đặc thù, như đau thần kinh, xương khớp, đau sau chấn thương; di chứng do tai biến mạch máu não, viêm dây thần kinh, di chứng liệt; chỉnh hình cho trẻ bị dị tật (bàn tay, bàn chân khoèo, thừa ngón, dính ngón…); phục hồi chức năng cho trẻ bại não; khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
Hầu hết bệnh nhân vào bệnh viện sau một thời gian điều trị đúng liệu pháp, đúng thời gian cơ bản đã phục hồi sức khỏe đạt trên 92%, khả năng tái hòa nhập cộng đồng rất cao. Năm 2014, số người bệnh được khám, điều trị tại bệnh viện tăng so với năm 2013; trong đó, có 1.830 lượt người khám bệnh, 1.299 lượt người điều trị nội trú, công suất sử dụng giường bệnh đạt 106.4%.
Giữa năm 2014, cháu Pắc cay Kê Văn Đoan, 17 tháng tuổi, ở xã ANgo (A Lưới) bị bại não, thể trạng rất yếu. Khi vào bệnh viện được các y bác sĩ điều trị, phục hồi chức năng hơn 1 tháng, cháu đã dần đi lại bình thường, sức khoẻ được nâng lên. Một trường hợp khác là anh Trần Danh Lộc, cán bộ ở Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh bị tai biến mạch máu não được gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện TW Huế, sau đó hồi sức rồi vào bệnh viện phục hồi chức năng. Lúc mới vào, anh Lộc như đứa trẻ lên ba. Sau 2 tháng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, anh đã tỉnh táo đi lại khá tốt.
Bệnh viện còn làm tốt công tác PHCN dựa vào cộng đồng (CBR). Năm 2014, bệnh viện tiếp tục duy trì chương trình PHCN tại 152 xã, phường, thị trấn, phối hợp với mạng lưới cộng tác viên là y tế thôn bản, khu vực gồm 842 người, đã quản lý 14.747 người khuyết tật như vận động khó khăn do bại não, viêm màng mão, bại liệt tay chân; chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ... Thông qua chương trình tập luyện với các kỹ năng phục hồi, kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến đến bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và động viên họ rèn luyện thể dục, thể thao. Kết quả đã giúp 800 bệnh nhân tiến bộ, nâng cao thể trạng sức khỏe, hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh chương trình BCR, bệnh viện còn hỗ trợ đào tạo kỹ năng PHCN cơ bản cho 842 cán bộ y tế thôn, bản ở 9 huyện, thị xã và chuyển giao, bổ sung kiến thức PHCN cho mạng lưới cơ sở; quan tâm hỗ trợ vật chất, các dụng cụ và đồng vốn cho người khuyết tật có điều kiện cải thiện sinh kế gia đình.
Ông Nguyễn Quang Hiền, Giám đốc Bệnh viện cho biết, có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ trong đơn vị. 100% đảng viên và cán bộ được học tập và xây dựng kế hoạch hành động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thi đua rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thực hiện tốt quy tắc ứng xử và 12 điều quy định về y đức...
Bệnh viện PHCN Thừa Thiên Huế là địa chỉ được bệnh nhân tin yêu, góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân gần xa.
Khánh Quan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn

Cách chúng ta 2.500 năm, ông tổ của y học phương Tây Hipocrates, đã có câu nói nổi tiếng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn". Dân gian Việt cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra...”. Ý nói rằng, việc lựa chọn thức ăn, cách ăn có thể giúp ngăn ngừa, giảm các triệu chứng, thậm chí đẩy lùi bệnh tật. Y học hiện đại trên toàn thế giới công nhận, những người thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường thể lực, hệ thống miễn dịch mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và tuổi thọ cao hơn. Dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng (cùng với vận động, giấc ngủ và tinh thần) trong y tế dự phòng, được coi là then chốt, nền tảng của ngành y tế. Ăn uống vì vậy không phải chỉ ngon miệng mà phải ngon lành.

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

TIN MỚI

Return to top