ClockThứ Sáu, 21/04/2017 12:42

Phòng chống ung thư như thế nào là đủ?

TTH.VN - Với số người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng, Việt Nam đang dần trở thành “điểm nóng” của căn bệnh này. Việc phòng ngừa ung thư bằng vận động, ăn uống, tầm soát sức khỏe…,đang ngày càng được quan tâm rộng rãi. Tuy nhiên, liệu như vậy đã đủ?

Chật vật đối mặt nguy cơ ung thư

Việt Nam được WHO xếp vào nhóm nước thuộc top thứ 2 trên bản đồ ung thư thế giới với trung bình khoảng 115.000 người chết vì ung thư mỗi năm. Con số này tương đương với 315 người chết mỗi ngày và cao gấp 9 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.Các bệnh ung thư thường gặp nhất là: ung thư vú, gan, dạ dày, phổi, đại tràng, cổ tử cung, khoang miệng… Số trường hợp mới mắc bệnh ung thư hằng năm tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020(1).Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh ung thư gan của Việt Nam cao nhất thế giới, với 10.000 ca mới mỗi năm.

Trước thực trạng này, thói quen sinh hoạt của người dân thành thị cũng dần có những chuyển biến tích cực, như: tăng cường tập thể dục thể thao, bỏ thuốc lá, giảm rượu bia, chú ý đến chế độ ăn uống… Nhiều người, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, cũng đã có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư thường xuyên và chủ động đi khám sớm khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, nhằm phát hiện bệnh sớm. Các bà nội trợ thành thị ngày càng trở nên kỹ tính hơn trong việc chọn lựa nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình. Bên cạnh thói quen mua hàng tại chợ truyền thống, nhiều người có xu hướng chuyển sang những kênh bán hàng công khai nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, như: siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, hoặc thậm chíđặt hàng từ “chợ quê, nhà vườn” của người quen để đảm bảo nguồn thực phẩm không nhiễm bẩn hoặc bị lạm dụng hóa chất. Đối với những gia đình có điều kiện hơn, xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ cũng được lựa chọn nhiều hơn trước.

Tuy nhiên, như vậy liệu đã đủ?

Thực tế cho thấy, mặc dù chất lượng cuộc sống và ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng cao, nhưng số ca mới mắc bệnh vẫn tăng lên không ngừng, và độ tuổi mắc ung thư cũng đang có dấu hiệu bị “trẻ hóa”.

Cần chuẩn bị gì để đối mặt với ung thư?

Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, nhiều trường hợp mắc ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Đơn cử, các bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung có đến 90% khả năng điều trị hiệu quả, ung thư tuyến giáp có gần 95% cơ hội chữa khỏi…(2) Tuy nhiên, chữa trị ung thư là cả một cuộc chiến lâu dài đòi hỏi cả người bệnh và gia đình phải có nghị lực, ý chí mạnh mẽ và được hậu thuẫn bởi một nguồn tài chính vững vàng.

Theo kết quả nghiên cứu tại 3 cơ sở điều trị ung thư lớn nhất cả nước (Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện K trung ương; Bệnh viện Ung bướu TP HCM), 24% bệnh nhân tử vong sau 12 tháng điều trị; trong số bệnh nhân còn sống, gần 67% phải đi vay tiền chữa bệnh, 22% phải bán tài sản, 38% không thể mua thuốc. Ngay cả với những trường hợp có điều kiện tài chính vững vàng, thì quá trình điều trị bệnh ung thư cũng gây nhiều tốn kém, làm xáo trộn cuộc sống gia đình bệnh nhân. Vì vậy, việc chuẩn bị nguồn tài chính để chăm lo cho bản thân khi chẳng may mắc bệnh và đảm bảo cuộc sống ổn định cho gia đình cũng là một giải pháp hữu hiệu để đối đầu với ung thư. Một số người lựa chọn hình thức tích lũy tiền bạc, nhưng thực tế, không ai có thể nói trước được tích lũy bao nhiêu là đủ. Nhìn thấy được nhu cầu bức thiết đó từ thị trường, một số công ty bảo hiểm nhân thọ đã phát triển loại hình bảo hiểm hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

Ra mắt thị trường vào tháng 4/2017, “Quyền lợi bảo hiểm hỗ trợ tài chính toàn diện điều trị ung thư” của Chubb Life Việt Nam là một sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư dưới hình thức một Quyền lợi Bảo hiểm Gia tăng (QLBHGT), thuộc sản phẩm “Kế hoạch Tài chính Trọn đời - Quyền lợi Toàn diện 2013”. Sản phẩmcung cấp nhiều quyền lợi ưu việt cho khách hàng điều trị bệnh tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Cụ thể:

- Quyền lợi hỗ trợ tài chính: Nếu Người được Bảo hiểm mắc bệnh Ung thư biểu mô tại chỗ, Chubb Life sẽ chi trả với Số tiền Bảo hiểm (STBH) bằng 50% Mệnh giá Bảo hiểm của Quyền lợi Bảo hiểm Gia tăng này (chi trả tối đa không quá 500 triệu đồng); hoặc 100% Mệnh giá Bảo hiểm nếu Người được Bảo hiểm mắc bệnh Ung thư đe dọa tính mạng.

- Phẫu thuật điều trị ung thư: Chubb Life sẽ chi trả 10% Mệnh giá Bảo hiểm(lên đến 100 triệu đồng) cho mỗi lần phẫu thuật điều trị ung thư (tối đa cho 02 lần).

- Hỗ trợ chi phí hóa trị, xạ trị liệu pháp: Chubb Life sẽ chi trả 1% Mệnh giá Bảo hiểm(lên đến 10 triệu đồng) cho mỗi đợt hóa trị (tối đa 10 lần) hoặc xạ trị liệu pháp (tối đa 20 lần), bao gồm mổ bằng tia Gamma.

- Trong trường hợp Người được Bảo hiểm mắc bệnh Ung thư đe dọa tính mạng, Chubb Life sẽ chi trả thêm Số tiền Bảo hiểm bằng 50% Mệnh giá Bảo hiểm của QLBHGT này, chia đều thành 05 lần trong 05 năm liên tiếp, nhằm san sẻ bớt gánh nặng tài chính cho gia đình bệnh nhân. Đây là điểm khác biệt rất nhân văn của giải pháp bảo hiểm điều trị ung thư vừa được Chubb Life giới thiệu.

Khác với suy nghĩ “bảo hiểm chỉ dành cho người có điều kiện”, QLBHGT mới này của Chubb Life Việt Nam có mức phí cạnh tranh, lịch đóng phí linh động, với Mệnh giá Bảo hiểm tùy chọn, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều đối tượng khách hàng.“Phòng tuyến tài chính” này được kỳ vọng sẽ là điểm tựa vững chắc giúp nhiều gia đình vững tâm hơn trong cuộc chiến chống ung thư.

(1)Nguồn: WHO

(2) Theo Vnexpress: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ung-thu-duoc-chua-tri-bang-cach-nao-3535971.html

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm

Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an TP. Huế, dự báo những tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật do người dân thường có tâm lý chủ quan và lo toan làm ăn, buôn bán dịp lễ, tết.

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy

Thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025, Bộ Công an đã đấu tranh, bắt giữ hơn 76,6 nghìn vụ, với hơn 115,8 nghìn đối tượng, cùng hơn 12,7 nghìn kg ma túy các loại. Tình hình ma túy ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu, là thách thức không nhỏ đối với công tác phòng chống ma túy ở nước ta.

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Return to top