ClockThứ Bảy, 25/07/2020 19:35

Rửa tay và đeo khẩu trang - bài học từ 100 năm trước

TTH.VN - Ngay khi có thông tin về ca nhiễm COVID-19 xuất hiện trong cộng đồng tại TP. Đà Nẵng, các sở, ngành và địa phương của Thừa Thiên Huế tiếp tục nâng cao cảnh giác trong công tác phòng chống dịch COVID-19 với tinh thần “không chủ quan nhưng không cực đoan”.

Yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp để phòng chống COVID-19Kiên trì phương châm “Ngăn chặn - phát hiện - cách ly - dập dịch”

Đội phản ứng nhanh của Phú Vang diễn tập cách thức tiếp cận bệnh nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2

Đội phản ứng nhanh luôn sẵn sàng

Trong cuộc họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh sáng 25/7, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh công tác phòng chống dịch là cuộc chiến lâu dài và yêu cầu các cấp chính quyền tập trung phát triển kinh tế nhưng không lơ là công tác phòng chống dịch.

Phòng chống đại dịch COVID-19, Thừa Thiên Huế có 25 đội y tế phản ứng nhanh; trong đó, 23 đội do Sở Y tế thành lập, đóng chốt ở các đơn vị y tế trực thuộc và 2 đội phản ứng nhanh trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, do Bộ Y tế thành lập.

Ngay từ khi được thành lập đến nay, các đội phản ứng nhanh của Thừa Thiên Huế luôn được kích hoạt ở tư thế sẵn sàng nhận lệnh. Do vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến COVID-19, người dân cần liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Bài học từ 100 năm trước

Việt Nam ghi nhận bệnh nhân COVID-19 thứ 416 trong cộng đồng sau tròn 100 ngày “trắng”. Điều đó cho thấy, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 chưa bao giờ “hạ nhiệt”, ngay cả trong điều kiện “bình thường mới”.

Người dân làm thủ tục hoàn thành thời gian cách ly tập trung

Ngay khi ca bệnh 416 mới nghi nhiễm, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo người dân không nên hoang mang nhưng tuyệt đối không chủ quan. Và để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, giải pháp tốt nhất mà mỗi người dân có thể thực hiện “ngay và luôn” là đeo khẩu trang nơi công cộng và sát khuẩn tay sạch sẽ.

Con số 100 ngày Việt Nam “trắng” bệnh nhân COVID-19 trong cộng đồng và khuyến cáo tuân thủ việc rửa tay, đeo khẩu trang khiến chúng ta liên tưởng đến bài học đã có từ 100 năm trước.

Từ 100 năm trước, để phòng ngừa dịch cúm, các chuyên gia y tế đã khuyên người dân cách phòng ngừa, ngăn chặn đại dịch bằng biện pháp đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhất là HÃY RỬA TAY THẬT SẠCH.

Bài học này đã được một trang báo năm 1918 lưu giữ và gần đây được nhà nghiên cứu Elisabeth Zetland của MyHeritage (trang web chia sẻ bảo tồn lịch sử gia đình) chia sẻ.

Hiện nay, trong khi đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ngành y tế vẫn tiếp tục tập trung các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết và tay chân miệng. Bệnh tật sẽ không chừa bất cứ ai. Nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh cũng không của riêng một ai, một ngành nào. Do vậy, để bảo vệ chính mình và người thân một cách hiệu quả, mỗi người hãy tuân thủ việc làm dễ nhất, rẻ nhất mà có ý nghĩa vô cùng to lớn là: "RỬA SẠCH TAY THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐEO KHẨU TRANG NƠI CÔNG CỘNG".

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”
Return to top