ClockChủ Nhật, 08/04/2018 07:41

Khuyến cáo mới nhất về khống chế, điều trị sốt xuất huyết

3 tháng đầu năm 2018, cả nước có 11.385 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2017, số mắc cả nước giảm 36,9%.

Các ca mắc bệnh tập trung cao ở Đà Nẵng, Bình Dương, TPHCM, Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu. 

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Năm 2018, nhiều nguy cơ gia tăng và bùng phát dịch sốt xuất huyết, đặc biệt là những khu vực trong năm 2017 có ổ dịch, chưa giải quyết triệt để, khống chế ổ dịch.

Theo ông Tấn, nguyên nhân là do việc phát hiện các ca bệnh tại cộng đồng còn muộn, nhiều trường hợp mắc chưa được báo cáo và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nhân lực, trang thiết bị như máy phun, dung dịch hóa chất hoặc chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy chưa được giải quyết đồng đều và duy trì thường xuyên cũng ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Năm 2017, dịch sốt xuất huyết bùng phát khiến nhiều bệnh nhân phải nằm ghép giường.

Sẽ thống nhất chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết

Ông Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay, vẫn còn một số bệnh viện chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo các ca dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải tại một số cơ sở y tế, bệnh viện là nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết tăng lên.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các sở y tế, các bệnh viện tiếp tục quan tâm, kịp thời báo cáo các ca bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, giúp công tác phòng chống dịch tốt, hiệu quả hơn.

Theo ông Khoa, tránh tình trạng quá tải cục bộ ở các bệnh viện, đặc biệt là những bệnh viện tuyến cuối; Đồng thời bổ sung đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để điều trị những ca bệnh nặng. 

Về kế hoạch thu dung, điều trị và phòng chống lây nhiễm dịch bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh, ông Nguyễn Trọng Khoa cho rằng, hiện nay nguồn cung ứng dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị sốt xuất huyết còn thiếu.

Thời gian tới, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ phối hợp với Cục Quản lý Dược có những giải pháp để có đủ nguồn cung cho dung dịch cao phân tử điều trị sốt xuất huyết. Trong đó đề xuất tiếp tục cung ứng dung dịch cao phân tử HES 200.000dalton dùng trong điều trị sốc sốt xuất huyết đanh.

Ông Nguyễn Trọng Khoa cho biết: Năm 2018 sẽ thống nhất sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết ban hành năm 2011, trong đó chia hướng dẫn thành 2 phần người lớn và trẻ em; Hướng dẫn cụ thể truyền cao phân tử ở trẻ em, thời điểm chuyển đổi giữa cao phân tử và điện giải; Chỉ định sử dụng các chế phẩm máu, không truyền tiểu cầu dự phòng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Tối ưu hóa điều trị bệnh lý nội khoa

Đó là chủ đề hội nghị khoa học nội khoa toàn quốc do Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Hội Nội khoa Việt Nam tổ chức ngày 5/10. Tham dự có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Hội nghị thu hút hơn 700 đại biểu cùng các chuyên gia trong, ngoài nước.

Tối ưu hóa điều trị bệnh lý nội khoa

TIN MỚI

Return to top