ClockThứ Tư, 02/09/2020 15:00

Bệnh viện Trường ĐHYD Huế triển khai xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán COVID-19

TTH.VN - Ngày 2/9, thông tin từ Bệnh viện Trường đại học (ĐH) Y – Dược Huế cho biết đã triển khai thực hiện xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán COVID-19.

Hiểu về xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCRTặng khẩu trang và nhu yếu phẩm tại 6 chốt kiểm soát y tếThực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”

Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế thực hiện kỹ thuật RT-PCR chẩn đoán COVID-19 (Ảnh: BVĐHY)

Theo đại diện Bệnh viện Trường ĐH Y – Dược Huế, Khoa Vi sinh, Bệnh viện Trường thực hiện 2 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR thành công cho 2 bệnh nhân đến cấp cứu, có triệu chứng viêm phổi; kết quả của cả 2 ca bệnh này đều âm tính.

Xét nghiệm PCR chẩn đoán COVID-19 được triển khai tại Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch theo yêu cầu của Ban chỉ đạo COVID-19 tỉnh, phù hợp với Quyết đinh số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai thực hiện kỹ thuật Real-time PCR phát hiện SARS-CoV-2 chẩn đoán bệnh COVID - 19, Ban giám đốc bệnh viện cùng với Ban giám hiệu Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế đã tạo điều kiện, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực (nhân viên phòng xét nghiệm Vi sinh) và về cơ sở, trang thiết bị, mua sắm phương tiện bảo hộ cá nhân, hóa chất sinh phẩm kịp thời để xây dựng được Phòng Sinh học phân tử xét nghiệm COVID-19 đạt tiêu chuẩn cả về An toàn sinh học, chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo không lây nhiễm và cho kết quả chính xác.

Về mặt nhân lực, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên của Khoa Vi sinh đã có kinh nghiệm trong kỹ thuật sinh học phân tử nhiều năm, ngoài ra được nhà trường tổ chức tập huấn các khóa về An toàn sinh học (mời chuyên gia từ Viện Pasteur Nha Trang tập huấn) và khóa CME về chẩn đoán COVID-19 bằng Kỹ thuật RT-PCR. Bệnh viện cũng đã tổ chức tập huấn cho các kỹ thuật viên, điều dưỡng và hộ lý của các khoa/ phòng lâm sàng về cách sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân và kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm dịch họng/ tỵ hầu, cách bảo quản, vận chuyển đến Khoa Vi sinh để làm xét nghiệm, quản lý và xử lý chất thải liên quan đến việc lấy mẫu bệnh phẩm này…

Bệnh viện huy động sự hỗ trợ của các khoa/ phòng về một số máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất… để có được Phòng xét nghiệm PCR chẩn đoán COVID-19 tại Khoa Vi sinh đạt chuẩn gồm: Khu vực nhận mẫu, Phòng xử lý bệnh phẩm, Phòng tách chiết RNA, Phòng máy PCR và phân tích kết quả. Đồng thời, nhân viên kỹ thuật cũng có phòng thay áo quần bảo hộ, phòng tắm đạt chuẩn… sau khi làm xét nghiệm xong.

Để đảm bảo an toàn sinh học và chất lượng xét nghiệm PCR, Bệnh viện trường đã mời chuyên gia của Viện Pasteur Nha Trang đến để thẩm định chất lượng một số trang thiết bị như tủ an toàn sinh học, máy quay ly tâm, nồi hấp và các micropipette… Tất cả đều đạt chuẩn, đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật.

Giai đoạn hiện tại xét nghiệm này được thực hiện trong Bệnh viện nhằm mục đích chẩn đoán, không nhằm mục đích tầm soát. Cụ thể các xét nghiệm này được chỉ định cho các đối tượng đến khám, điều trị tại Bệnh viện trường, gồm: Người tiếp xúc với ca bệnh xác định (F1); Người đi từ vùng dịch về có triệu chứng bệnh (ca bệnh nghi ngờ); Người có triệu chứng liên quan SARS-CoV-2 mà không có yếu tố dịch tễ: Viêm phổi nặng nghi do virus, viêm đường hô hấp cấp tính nặng..; Người bệnh nội trú xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn (sốt), triệu chứng hô hấp cấp, hoặc diễn biến bệnh bất thường...; Các trường hợp khác cần được hội chẩn liên chuyên khoa về việc chỉ định RT-PCR.

H.Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top