ClockThứ Ba, 30/06/2020 07:35

Cẩn trọng ngộ độc thức ăn ngày nóng

TTH.VN - Sự việc hơn 20 người phải nhập viện do ngộ độc thức ăn sau khi tham dự một đám cưới ở TP. Huế, đã cảnh báo tình trạng ngộ độc thức ăn trong những ngày nắng nóng.

Lo ngộ độc thực phẩm và gian lận thương mại cuối nămGiám sát chặt chẽ nhằm hạn chế ngộ độc thực phẩmNỗi lo ngộ độc thực phẩmKhông để xảy ra ngộ độc thực phẩm

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) đã vào cuộc xác minh, tìm hiểu nguyên nhân. Bước đầu, Chi cục xác định đây là một vụ ngộ độc thực phẩm.

Theo bà Trương Thị Lan Hương, Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tại thời điểm kiểm tra, nhà hàng tổ chức tiệc cưới có đầy đủ thủ tục về pháp lý, có hợp đồng với người cung cấp suất ăn. Tuy nhiên, để khẳng định được nguyên nhân ngộ độc do đâu, từ loại thức ăn nào thì cần phải có thêm thời gian để có kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm.

Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện

Tính đến cuối chiều 29/6, trong số 20 người nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, có 5 người đã xuất viện. Tình trạng của các bệnh nhân còn lại và 5 người nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế Hương Thủy đều ổn định, có thể sớm được xuất viện.

Nắng nóng là tình trạng thời tiết cực đoan, nguy hiểm với cơ thể con người nhưng lại là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Mùa hè cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián, muỗi... khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao.

Bà Trương Thị Lan Hương cho biết, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào. Do vậy, khuyến cáo người dân hạn chế tối đa những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Tại mỗi gia đình, người dân nên sử dụng thức ăn ngay khi chế biến xong, tránh trường hợp bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh không gian bếp sạch sẽ, đảm bảo ăn chín – uống sôi và lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng cho bữa cơm gia đình.

Với những cơ sở chuyên cung cấp suất ăn số lượng lớn, Chi cục thường xuyên nhấn mạnh những yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm để phòng tránh. Đồng thời, nhắc nhở việc phải luôn giám sát những người trực tiếp chế biến thực phẩm và phải lưu mẫu đầy đủ theo quy trình.  

Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không…, xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn.

Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 4-6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, cần tạo phản xạ nôn để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt thức ăn ngộ độc ra ngoài. Nhưng với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ, không kích thích phản xạ nôn vì người bệnh dễ hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở.

Trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Trường hợp bị ngộ độc nhẹ, chỉ nôn ói, tiêu chảy..., người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách uống nước bù bằng dung dịch điện giải. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu dùng các loại thuốc này hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm.

Nếu các biểu hiện ngộ độc không giảm, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời.

Đồng Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TP. Huế: Lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các bếp ăn tại trường học

Trước thực trạng một số vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, đặc biệt là bếp ăn ở các trường học gây ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh xảy ra trên cả nước thời gian qua, UBND TP. Huế đã thành lập đoàn kiểm tra, kiểm tra các bếp ăn tập thể tại các trường tiểu học, mầm non, cơ sở mầm non dân lập, tư thục có bán trú trên địa bàn.

TP Huế Lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các bếp ăn tại trường học
Bộ máy, nhân sự TP. Huế trực thuộc Trung ương:
Tâm thế cho vận hội mới - Bài 2: “Nắng mới” từ con người

Bộ máy, đơn vị hành chính đã ổn định, nhưng để “vận hành” bộ máy hoạt động mang lại hiệu quả cao vẫn là yếu tố con người. “Nắng mới” bắt đầu bằng chính những bước chuyển mới trong tư duy, lối nghĩ và hành động mới của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém… vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp”.

Tâm thế cho vận hội mới - Bài 2  “Nắng mới” từ con người
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

TIN MỚI

Return to top