ClockThứ Sáu, 15/10/2021 14:02

Cha mẹ cần biết những điều này khi cho trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. Bản thân các em cũng không nghĩ những bất thường đó có nguyên nhân do vắc xin nên cha mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19Khẩn trương hoàn thành tiêm 350.000 liều vắc-xin Verocell trước 20/10Vắc-xin Covid-19 cho trẻ em: Tiêm ngay nhưng cần an toànCử tri mong đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin cho người dân

Ảnh minh họa

BS Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết việc sàng lọc những trường hợp trẻ có bệnh nền, có tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc, vắc xin hay bất kỳ dị nguyên nào khác trước khi tiêm vắc xin là rất quan trọng. Tinh thần chung là tất cả các loại vắc xin đều phải thận trọng, không riêng vắc xin COVID-19.

Ngoài ra, sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. Bản thân các em cũng không nghĩ những bất thường đó có nguyên nhân do vắc xin.

“Khi tiêm vắc xin, cơ thể tiêu thụ năng lượng rất lớn khiến bản thân bị mệt. Nếu thêm việc vận động mạnh, chạy nhảy quá mức thì cơ thể càng mệt hơn. Vì thế khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin COVID-19 về, người lớn phải dặn dò, hạn chế hoạt động của trẻ để kiểm soát, phát hiện sớm các bất thường về tình trạng sức khỏe” - BS Thái nói.

Người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu, khi trẻ có các dấu hiệu này sau tiêm vắc xin, cha mẹ cần liên hệ y tế ngay:

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất

- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Lưu ý để thi tốt môn ngữ văn

Trong các môn thi tốt nghiệp THPT thì ngữ văn là môn duy nhất thí sinh làm bài theo hình thức tự luận. Đây cũng là năm cuối cùng đề thi gắn với chương trình Ngữ văn 2006. Hằng năm sau mỗi kỳ thi, dư luận quan tâm nhiều đến chất lượng bài làm của học sinh, thực trạng dạy học văn trong nhà trường. Để giúp các em làm tốt bài thi môn ngữ văn cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024, chúng tôi có một vài chia sẻ cho thí sinh trong quá trình ôn tập cũng như khi làm bài.

Lưu ý để thi tốt môn ngữ văn
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế
Return to top