ClockThứ Bảy, 26/11/2022 14:19

“Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng”

TTH - Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022, từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2022.

LHQ kêu gọi hành động chung trước thềm Hội nghị cấp cao về chấm dứt đại dịch AIDS

Hình ảnh truyền thông phòng, chống HIV/AIDS (ảnh tư liệu)

Kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà có nghĩa là khi AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Việt Nam đặt ra mục tiêu kết thúc dịch AIDS là khi số người nhiễm HIV phát hiện dưới 1.000 ca mỗi năm (hiện nay >10.000 ca/năm); tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến AIDS <1/100.000 dân (hiện nay ước khoảng 3,5 người/100.000 dân); tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con <2% (hiện nay 6%).

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã chính thức được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động từ năm 2008. Từ đó đến nay, thời gian từ ngày 10/11 đến ngày 10/12 hàng năm được chọn là Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Đây là thời gian cao điểm quan trọng để thu hút sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp, các đoàn thể và toàn cộng đồng cùng chung tay chống lại đại dịch HIV/AIDS.

Hiện nay, HIV/AIDS vẫn đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2022 của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó có gần 220.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống. Trong những năm qua, với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ nhiễm HIV giảm nhanh ở nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, tuy nhiên tăng rất nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), chiếm khoảng 50% trong tổng số người nhiễm HIV được phát hiện mới năm 2020, chủ yếu ở độ tuổi trẻ, đặc biệt là công nhân các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên.

Tại Thừa Thiên Huế, số trường hợp nhiễm HIV còn sống đang quản lý là 488 người, số người nhiễm HIV phát hiện mới từ năm 2018 đến nay có xu hướng gia tăng, chủ yếu ở nhóm MSM. Theo mục tiêu “95-95-95” đến năm 2025 mà Chính phủ đã đề ra, đến tháng 9/2022, Thừa Thiên Huế đã đạt được: 90,5% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 98,8% số người nhiễm phát hiện được điều trị ARV; 98,5% số người nhiễm HIV được điều trị có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Nhằm ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp của dịch HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế và tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh mới như: tiếp cận với khách hàng qua các nền tảng số và mạng xã hội; mở rộng, đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm HIV như: xét nghiệm HIV tại tuyến y tế cơ sở, triển khai tự xét nghiệm HIV bằng nước bọt thông qua trang web tuxetnghiem.vn đảm bảo tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khác nhau, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, điều trị ARV sớm.

Năm nay, Việt Nam chọn chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng” cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Mục tiêu của Tháng hành động là huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng cùng tham gia phòng, chống HIV/AIDS để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đồng thời, tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Tuyên dương 26 giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 15/11, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Chương trình tuyên dương “Giáo viên, Giảng viên trẻ tiêu biểu” lần thứ III, năm 2024 nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

Tuyên dương 26 giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Return to top