ClockThứ Ba, 04/02/2020 16:46

Chuyện từ tâm dịch Vũ Hán

TTH.VN - “Ban đầu những du học sinh quốc tế đang theo học tại Vũ Hán như chúng tôi có tâm trạng buồn bã, lo lắng, hoang mang. Nhưng không còn cách nào khác, chúng tôi phải cố gắng giữ bình tĩnh, làm theo những khuyến cáo của cơ quan chức năng sở tại. Tôi đang rất ổn và cầu nguyện đại dịch này sẽ được khống chế sớm nhất có thể…”

Cập nhật dịch nCoV: Trung Quốc thêm 64 người tử vong và hơn 2.300 ca nhiễm mớiLập tức cách ly tuyệt đối trường hợp nghi nhiễm nCoVBệnh nhân thứ 9 ở Việt Nam dương tính với virus coronaWHO phát động chiến dịch chống lại nguồn tin sai lệch về virus corona

Không gian một siêu thị ở tâm dịch Vũ Hán được chị Nguyễn Thị Hiển chụp lại

Đó là những chia sẻ từ chị Nguyễn Thị Hiển (35 tuổi, giảng viên Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế) đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Hoa Trung thuộc TP. Vũ Hãn, Trung Quốc – nơi được xác định là tâm dịch virus corona.

Đón Tết ở tâm dịch virus corona

Sau nhiều ngày kể từ khi TP. Vũ Hán ban bố lệnh phong tỏa, chúng tôi đã liên lạc được với chị Hiển để nghe những chia sẻ, tường trình từ tâm điểm của vùng dịch corona. Đây là năm cuối cùng, chị làm nghiên cứu sinh tiến sĩ theo diện học bổng hiệp định.

Thay vì như mọi năm, chị đều về quê ở Nghệ An để đón Tết Nguyên đán cùng gia đình và vào Huế để thăm cơ quan làm việc cũng như các đồng nghiệp. Tuy nhiên, do áp lực của việc nghiên cứu đúng thời hạn nên năm nay chị quyết định ở lại, tập trung hoàn thành đúng tiến độ, để bảo vệ luận án vào mùa hè sắp đến. Phần nữa, trong suốt thời gian học chưa có cơ hội đi tham quan, du lịch nên với chị đây là cơ hội cuối để vừa đón Tết Nguyên đán ở thành phố nổi tiếng với các danh thắng, vừa trải nghiệm ở đô thị sôi động có bề dày văn hóa, lịch sử của Trung Quốc.

“Không may là đúng thời điểm mình quyết định ở lại trùng với dịch virus corona bùng phát. Cho đến khi thành phố ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ “ngoại bất nhập, nội bất xuất” bầu không khí hoang mang bao trùm nơi này. Ban đầu tôi và rất nhiều du học sinh quốc tế cũng rơi vào tâm trạng tương tự. Thế rồi, chúng tôi hiểu đó là việc nên làm, để kiểm soát dịch bệnh tránh lây lan”, chị Hiển nói với giọng bình tĩnh.

Ngôi trường chị theo học có khoảng 100 lưu học sinh người Việt, trong đó có không ít là cán bộ, giảng viên ở Huế đang theo học các diện học bổng. Nhiều người đã về ăn Tết Nguyên đán từ trước đó. Thời điểm dịch bùng phát chỉ có chị và một nghiên cứu sinh ở Huế cùng gia đình ở lại Vũ Hán.

Hiện tại, bản thân chị Hiển và gia đình người nghiên cứu sinh ấy sức khỏe rất tốt và được sự quan tâm một cách chu đáo từ Đại Sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Văn phòng quản lý – liên lạc du học sinh quốc tế của trường nơi đang theo học, và sự liên lạc, hỏi thăm tình hình từ Trường Đại học Sư phạm (ĐH Huế).

Cập nhật sức khỏe liên tục cho cơ quan chức năng

Nói về cuộc sống của mình, chị Hiển cho biết chị ở trong một phòng riêng trong khu ký túc xá theo diện dành riêng nghiên cứu sinh tiến sĩ. Vì thế, ngay từ khi nghe ban hành lệnh phong tỏa chị gần như không ra và tiếp xúc với bên ngoài mà ở yên trong phòng. Hàng ngày, chị thường xuyên cập nhật sức khỏe bản thân cho các cơ quan chức năng liên quan và trong trường hợp khẩn cấp sẽ báo cáo để được giúp đỡ hỗ trợ kịp thời.

Nơi chị ở cũng hỗ trợ suất ăn miễn phí 3 bữa/ngày, phát khẩu trang, cấp nhiệt kế, nước rửa tay… liên tục. Tuy nhiên, ngay ngày đầu khi nghe lệnh phong tỏa TP. Vũ Hán, chị đã tranh thủ đến siêu thị để mua các loại hàng hóa, thực phẩm về dự trữ để sử dụng trong nhiều ngày qua.

Chị Nguyễn Thị Hiển ở ký túc xá nơi mình đang theo học

Còn khung cảnh bên ngoài TP. Vũ Hán thì sao? “Từ khi Vũ Hán phong thành đến nay đã hơn 10 ngày.  Tôi chỉ ra ngoài một lần duy nhất để mua thực phẩm bổ sung. TP. Vũ Hán yên ắng khác ngày thường. Đường xá vắng tanh, chỉ có xe công vụ di chuyển” chị Hiển nói tiếp và cho biết thông qua các phương tiện đại chúng cảm thấy bất bình khi có rất nhiều gọi đó là “thành phố ma”. Theo chị Hiển, đó là cách gọi ác cảm và không hiểu bản chất vấn đề. Những từ ngữ ấy chỉ dùng để gọi nơi không có sự sống nhưng ở đây mọi người chỉ hạn chế ra đường theo sự khuyến cáo của cơ quan chức năng. Bên trong các tòa nhà, sự sống và tình người vẫn hiện hữu, lan toả.

Việc người ta không ra đường như thế là theo sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn, tránh tiếp xúc đám đông, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh. Ý thức tự nguyện tuân thủ nghiêm túc của mọi người xung quanh rất tốt.

Cũng thông qua các kênh truyền thông, chị Hiển khá bức xúc khi biết được nhiều người chia sẻ các thông tin không chính thống, sai lệch làm mọi người hoang mang, đặc biệt là có rất nhiều thông tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến tâm lý các du học sinh từ Vũ Hán trở về Việt Nam.

“Đến thời điểm này, mình cảm thấy phần nào yên tâm khi cả thế giới đang vào cuộc để hạn chế sự lây lan cũng như nghiên cứu tìm ra cách chữa trị hữu hiệu nhất có thể. Mình tin, việc khống chế, dập dịch chỉ còn là vấn đề thời gian. Và mình mong mọi người ở quê nhà bình tĩnh, trước hết phải tự đảm bảo sức khỏe cho chính mình bằng những khuyến cáo từ cơ quan chức năng như rửa tay bằng nước sát khuẩn, đo thân nhiệt, hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người…”, chị Hiển nhắn gửi.

PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cập nhật COVID-19 ở Trung Quốc:
Vũ Hán đón Tết trở lại

Vào đêm Giao thừa tại Trung Quốc, 3 năm sau khi một loại virus từng là bí ẩn khiến cả thành phố Vũ Hán rơi vào tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt và hỗn loạn, nay đã có thể nhìn thấy những người tiêu dùng nâng niu những bó hoa khổng lồ về nhà chưng Tết.

Vũ Hán đón Tết trở lại
Đại dịch COVID-19: Hai năm nhìn lại

Giao thừa sắp tới sẽ đánh dấu 2 năm từ khi ca nhiễm COVID-19 được báo cáo lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc. Kể từ đó, hơn 272 triệu ca nhiễm đã được ghi nhận trên toàn thế giới và hơn 5,6 triệu người đã chết vì COVID-19, theo thống kê của Reuters.

Đại dịch COVID-19 Hai năm nhìn lại

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top