ClockThứ Ba, 09/08/2022 10:38

"Cởi trói" đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Các thuốc trúng thầu đã sẵn sàng cung ứng ít nhất trong 1 tháng, có thuốc bảo đảm trong 1 quý theo nhu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu

Lập 4 đoàn kiểm tra việc cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tếBộ Y tế: Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tếĐình chỉ sinh hoạt Đảng Giám đốc và Kế toán Trưởng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản giải quyết từng bước.

Bệnh nhân sốt xuất huyết được đặt nội khí quản, thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Hải Yến

Thuận lợi cho việc lập kế hoạch đấu thầu

Trước đó, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh là vấn đề nghiêm trọng, cần giải quyết ngay, bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Đối với những vướng mắc về chính sách, thể chế, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành tập trung rà soát quy định để tháo gỡ nhanh.

Theo Bộ Y tế, để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở y tế, bảo đảm việc cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, trang thiết bị y tế, dự thảo nghị quyết của Chính phủ được Bộ Y tế xây dựng đã đề xuất việc quy định thời điểm mua bán trang thiết bị y tế khi mua sắm, đấu thầu được xác định là thời điểm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thay vì quy định tại thời điểm mua bán như trước đây.

Để bảo đảm nguồn cung thuốc, trang thiết bị y tế, sẽ làm rõ số đăng ký lưu hành với các thuốc được Bộ Y tế công bố bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm nào. Rà soát, công bố giá thuốc kê khai, đặc biệt trong trường hợp chưa có thông tin về giá bán, các yếu tố chi phí cấu thành, Bộ Y tế sẽ sử dụng thông tin giá thuốc kê khai, kê khai lại đã công bố của các thuốc tương tự trên thị trường để làm căn cứ. Đề xuất này được cho rằng giúp các cơ sở y tế và địa phương có căn cứ và thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế.

Đại diện một sở y tế ở khu vực phía Bắc cho biết năm 2022, việc mua sắm hầu như đã hoàn thành. Tình trạng thiếu thuốc cơ bản được giải quyết, tuy nhiên vướng mắc hiện nay là thiếu một số loại vật tư y tế. Nguyên nhân là do những mặt hàng này không được các đơn vị trúng thầu đăng tải giá công khai trên hệ thống của Bộ Y tế nên bệnh viện không thể mua được. "Nhiều bệnh viện không biết giá thật của vật tư y tế là bao nhiêu bởi sau giá hải quan nhập về còn thêm thuế, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao mới thành giá bán ra thị trường. Giá thành bán có thể lên tới 130%-140% nhưng cũng có thể lên gấp đôi, gấp ba là thổi giá. Vậy cơ quan nào thẩm định, chịu trách nhiệm giá công bố, giúp cơ sở y tế không bị thổi giá. Chúng tôi đề nghị trong văn bản pháp quy sắp tới phải có hướng dẫn cụ thể, cơ quan nào chịu trách nhiệm công bố giá, đặc biệt là giá vật tư y tế" - một lãnh đạo bệnh viện lo lắng.

Sẵn sàng cung ứng thuốc

Bộ Y tế đã công bố kết quả đấu thầu tập trung quốc gia đối 3 gói thầu thuốc là những thuốc có tỉ trọng sử dụng lớn về giá trị hoặc số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Theo ông Lê Thanh Dũng, Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), thuốc trúng thầu lần này chủ yếu là các thuốc điều trị nhiễm khuẩn như: kháng sinh, thuốc tiêu hóa, thuốc tim mạch, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị đái tháo đường… "Theo quy định không quá 45 ngày, các đơn vị trúng thầu sẽ phải cung ứng thuốc. Tuy nhiên, khi thương thảo, chúng tôi đã kiểm tra vấn đề tồn kho của các thuốc được phê duyệt trúng thầu thì đa số (95% số thuốc trúng thầu) đã có lượng tồn kho để cung ứng ngay sau khi được phê duyệt kết quả đấu thầu. Nhà thầu cũng cam kết sẽ đẩy nhanh việc ký kết hợp đồng với các cơ sở y tế. Trước mắt, thuốc trúng thầu đã sẵn sàng cung ứng cho các cơ sở y tế ít nhất trong 1 tháng, có thuốc bảo đảm cung ứng ít nhất trong 1 quý theo nhu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu" - ông Dũng cho biết.

Lãnh đạo một số bệnh viện ở Hà Nội cho rằng với việc hoàn thành 3 gói thầu quan trọng và việc gia hạn giấy đăng ký gần 10.000 thuốc, sinh phẩm y tế… trong hơn 2 tháng qua đã phần nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm thuốc điều trị. Theo PGS-TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, hiện bệnh viện cơ bản đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân, vì vẫn đang sử dụng thuốc theo đấu thầu với thời hạn hợp đồng đến cuối năm 2022. Với một số thuốc thiếu hụt thì có loại khác cùng hoạt chất thay thế. Tuy nhiên, một số mặt hàng không có nhà cung ứng, một số khác không có giá tham khảo trong 12 tháng qua để xây dựng giá kế hoạch.

Để giải quyết nhanh những tình huống mới phát sinh, sớm có thuốc, vật tư y tế, mới đây một số hiệp hội, bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108… kiến nghị Chính phủ xem xét thành lập ban chỉ đạo quốc gia để giải quyết kịp thời, gỡ nhanh "nút thắt" như: phân cấp rõ trách nhiệm kiểm soát giá, xây dựng dữ liệu liên thông về giá, khung giá trần… Tương tự, ở cấp địa phương có tổ công tác liên ngành do một lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo.

Theo đề xuất của BHXH Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát danh mục thuốc, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả BHYT để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng khung giá trần, cũng như cân đối thu - chi của quỹ.

Theo đại diện BHXH Việt Nam, mô hình mua sắm tập trung tiếp tục được khẳng định là cần thiết, nhất là trong lĩnh vực y tế, bởi danh mục thuốc, vật tư y tế do Quỹ BHYT chi trả chiếm tới 90% nhu cầu sử dụng, trong đó tiền mua thuốc chiếm 60% (khoảng 40.000 tỉ đồng/năm), riêng các thuốc trúng thầu lần này đã phê duyệt gần 7.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 20% so với chi phí thuốc của cả năm). Việc mua sắm với số lượng lớn có nhiều lợi ích hơn so với riêng lẻ như: minh bạch; vừa bảo đảm chất lượng vừa có giá cạnh tranh, thống nhất một mặt bằng giá trên cả nước; có thể điều phối kịp thời giữa các cơ sở y tế khi có biến động nhu cầu; chuyên nghiệp hóa; đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch sản xuất - kinh doanh...

Theo ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, quy định về đấu thầu hiện nay áp theo mức giá phải bằng hoặc thấp hơn giá của 12 tháng gần nhất khiến nhiều đơn vị không dám đấu thầu, dẫn tới thiếu thuốc, vật tư y tế. “Quy định này khó thực hiện vì thuốc hiện tính theo giá cũ chưa tính lạm phát và các khía cạnh liên quan đến chuỗi cung ứng khi nhập khẩu thuốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như vận chuyển, bảo quản... khiến giá thuốc bị nâng lên. Từ đó khó đưa ra giá hợp lý” - ông Quang phân tích.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Điểm cầu của tỉnh có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở Y tế cùng các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao
Hãy để thức ăn là thuốc của bạn

Cách chúng ta 2.500 năm, ông tổ của y học phương Tây Hipocrates, đã có câu nói nổi tiếng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn". Dân gian Việt cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra...”. Ý nói rằng, việc lựa chọn thức ăn, cách ăn có thể giúp ngăn ngừa, giảm các triệu chứng, thậm chí đẩy lùi bệnh tật. Y học hiện đại trên toàn thế giới công nhận, những người thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường thể lực, hệ thống miễn dịch mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và tuổi thọ cao hơn. Dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng (cùng với vận động, giấc ngủ và tinh thần) trong y tế dự phòng, được coi là then chốt, nền tảng của ngành y tế. Ăn uống vì vậy không phải chỉ ngon miệng mà phải ngon lành.

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

TIN MỚI

Return to top