ClockThứ Bảy, 26/02/2022 15:13

Đảm bảo các điều kiện trong điều trị COVID-19

TTH - Với những nỗ lực nâng cao năng lực cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế và đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế điều trị COVID-19, Thừa Thiên Huế đang chủ động ứng phó với các diễn biến của dịch COVID-19.

Trung tâm Y tế A Lưới cứu sống bệnh nhân COVID-19 nặngHuy động nhân lực hỗ trợ điều trị, quản lý F0 tại nhàNgười bị nhiễm virus SARS-CoV-2 được hưởng trợ cấp theo chế độ ốm đau

Chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19

Trong chiến lược 3 tầng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, các T-F0 sẽ là nơi thu dung bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ và trung bình (không đủ điều kiện cách ly điều trị tại nhà), không cần can thiệp máy móc hỗ trợ điều trị. Ở tầng 2, các bệnh viện-F0 gồm: Hương Sơ, Chân Mây, Bình Điền là nơi thu dung các bệnh nhân có triệu chứng trung bình và nặng. Ngoài ra, tại các trung tâm y tế cấp huyện, mỗi đơn vị đều có từ 20-50 giường dành cho người bệnh COVID-19 thuộc nhóm trung bình và người bệnh có các yếu tố nguy cơ cao. Đối với nhóm bệnh nhân có triệu chứng nặng, nguy kịch, nếu vượt khả năng điều trị của các đơn vị tầng 2 thì sẽ được chuyển tuyến cuối điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu và Điều trị COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Hiện, các T-F0 có khoảng 6.000 giường, với đội ngũ y tế và trang thiết bị thiết yếu được bố trí đảm bảo theo sự phân tầng trong điều trị COVID-19. Các T-F0 đều có các phòng cấp cứu, phòng điều trị tăng cường để kịp thời xử lý những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng trước khi chuyển lên tầng trên. Các đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 ở tầng 2 cũng có khả năng dung nạp được đến khoảng 600 bệnh nhân. Tại mỗi trung tâm y tế, hiện tại chúng tôi có từ 20-50 giường dành cho tầng trung bình, triệu chứng nặng và nguy cơ cao.

Bên cạnh việc đảm bảo các yêu cầu về trang thiết bị, đội ngũ nhân viên y tế trực tiếp công tác tại các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng được ngành y tế đặc biệt quan tâm. “Lực lượng nhân viên y tế được chúng tôi huy động từ các trung tâm y tế trong tỉnh và gửi đào tạo trực tiếp tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Mỗi tuần, chúng tôi cũng có một ngày để cùng các chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Huế hội chẩn, trao đổi chuyên môn và những vấn đề còn vướng mắc trong điều trị bệnh nhân COVID-19”, PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh.

Trong hệ thống cơ sở y tế điều trị F0 trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Hương Sơ là đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân giữa tầng 2 và tầng 3 có vai trò như bước đệm, trước khi người bệnh có triệu chứng nguy kịch được chuyển đến tuyến cuối. Tại đây, cơ sở có hệ thống oxy và hệ thống máy thở được cung cấp, trang bị đầy đủ. Sở Y tế đang tiếp tục đầu tư thêm các thiết bị xét nghiệm sinh hóa để phục vụ tại chỗ cho bệnh nhân – những loại thiết bị mà từ trước đến nay chưa hề có, nhằm giảm bớt nhiều phiền toái cho người bệnh cũng như giảm tải đáng kể cho Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Theo thống kê của ngành y tế, trong 10.000 ca mắc COVID-19 sau tiêm chủng vắc-xin, tỷ lệ người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng quá nhẹ chiếm trên 90%; khoảng 5% người bệnh có triệu chứng nhẹ và trung bình. Do vậy, khả năng thu dung và điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch trên địa bàn tỉnh vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đánh giá cao năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện nay của các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả Bệnh viện Trung ương Huế, Trường đại học Y-Dược Huế và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Tuy nhiên, với dự báo tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã đặt ra cho ngành y tế nhiều tình huống diễn biến dịch để ngành chủ động xây dựng kịch bản, phương án ứng phó.

“Đến thời điểm này, thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở các tầng đều đảm bảo đầy đủ, từ thuốc uống ban đầu cho đến thuốc tiêm và thuốc hỗ trợ điều trị nâng cao khác. Tại các trung tâm y tế, hiện cơ bản đã có cơ sở và máy móc trang thiết bị thiết yếu để phục vụ công tác thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19 theo các mức độ phân tầng. Sắp tới, với sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, chúng tôi sẽ trang bị thêm một số máy xét nghiệm chuyên sâu hơn về sinh hóa, huyết học, miễn dịch…”, PGS.TS. Trần Kiêm Hảo thông tin.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top