ClockThứ Bảy, 12/12/2020 06:45

Dân số “nóng” trở lại

TTH - Đó là sự gia tăng trở lại của tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Ngành y tế đã phối hợp cùng các ban ngành và các địa phương, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn về dân số - KHHHGĐ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn.

Sinh ít, lợi nhiều

BS CKII. Phan Đăng Tâm truyền thông biện pháp tránh thai an toàn cho sinh viên

Chế tài quá nhẹ

Tư tưởng muốn có đông con và có con trai nối dõi tông đường vẫn còn nặng nề trong một bộ phận không nhỏ dân cư. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên gia tăng trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Theo số liệu của Chi cục Dân số-KHHGĐ, giai đoạn 2009-2015, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 19,4% xuống 14,9%, nhưng đến năm 2019, tỷ lệ này đã tăng lên 15% và tính đến 10 tháng đầu năm 2020 là 15,6%.

Theo BS CKII. Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số- KHHHGĐ tỉnh, có nhiều lý do khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng như thời gian qua. Hiện, Luật Dân số chưa được ban hành, người vi phạm về sinh con thứ 3 trở lên chế tài xử lý chỉ mới dừng ở mức xử lý đảng viên theo Quyết định 102 QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Đối với cán bộ không phải đảng viên và người lao động, chỉ xử lý ở mức xem xét thi đua thông qua các nội quy, quy chế và đối với cộng đồng dân cư thì thông qua hương ước, quy ước văn hóa.

Đặc biệt là từ khi sửa đổi Quyết định 84/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh ban hành một số chính sách về dân số-KHHHGĐ trên địa bàn tỉnh, biện pháp chế tài đối với người vi phạm sinh con thứ 3 trở lên quá nhẹ, chưa đủ sức thuyết phục, dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng.

Bên cạnh đó, một số chính sách về công tác dân số trong tình hình mới ban hành chưa được truyền thông rộng rãi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân các địa phương, dẫn đến hiểu sai về chính sách dân số. Đa số cho rằng “cho sinh thoải mái”, trong khi Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 33 tỉnh, thành có mức sinh cao, theo chỉ đạo của Trung ương vẫn phải tiếp tục giảm sinh để đến năm 2030 tiệm cận mức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh là từ 2 đến 2,2 con).

TP. Huế có tỷ lệ tảo hôn tăng cao

Vấn đề này tưởng rất khó tin, nhưng lại là thông tin đáng lo ngại khi có đến 15 trường hợp tảo hôn xảy ra ở TP. Huế trong năm 2020. Theo số liệu tổng hợp từ các huyện, từ năm 2018 đến năm 2020, Thừa Thiên Huế có 208 người tảo hôn. Các trường hợp tảo hôn thường gặp tại hai huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới. Nhưng nay, tình trạng này đã “xuống” đến các địa phương vùng thành thị, đồng bằng. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2020, TP. Huế có 15 trường hợp, thị xã Hương Trà có 5 trường hợp và huyện Phú Lộc có 4 trường hợp…

Theo thống kê của ngành dân số, trong giai đoạn 2011-2020, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở hai huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới từng bước được khống chế. Trong các năm 2017-2019 không còn trường hợp hôn nhân cận huyết nào xảy ra. Tuy nhiên, qua năm 2020, không chỉ tình trạng tảo hôn ở hai địa phương này tăng 16 trường hợp so với năm trước, mà hôn nhân cận huyết cũng xuất hiện trở lại với sự ghi nhận một trường hợp ở huyện A Lưới.

Nguyên nhân được xác định khiến tình trạng tảo hôn tăng cao là do các em bỏ học sớm, đi làm ăn xa, yêu sớm, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, quan hệ tình dục sớm trước hôn nhân dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, cũng có phần do các gia đình quản lý con em chưa chặt chẽ, chưa quan tâm đến đời sống tâm sinh lý, tình cảm của con em mình khi các cháu bước vào độ tuổi vị thành niên.

“Chúng tôi đã lồng ghép các hoạt động tư vấn, can thiệp y tế nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện các mục tiêu của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện đề án. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được tốt hơn, chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với ngành y tế để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là ngành tư pháp hỗ trợ tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa”, ông Phan Đăng Tâm nhấn mạnh.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Return to top