ClockThứ Sáu, 11/02/2022 14:46

Hãy chung sống với COVID-19 nhưng cần lưu tâm

Không bắt buộc học sinh test nhanh tại trườngSẵn sàng phương án xử trí khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường học

Theo thống kê các nhà nghiên cứu dịch tễ học về COVID-19, có khoảng gần 20% số bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7->8 ngày. Hiện tại, COVID-19 chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc-xin, các biện pháp dự phòng 5K. Bản thân chúng tôi, trải qua trên 2 năm (đầu năm 2020 đến nay), đã và đang tham gia điều trị COVID-19 tại Trung tâm Nghiên cứu & Điều trị COVID-19 Trung ương Huế, cũng như tăng cường tuyến đầu chống dịch.

Là nhân viên y tế chúng tôi nhận thấy, hãy chung sống nhưng cần lưu tâm những vấn đề và cần để biết tránh lây lan COVID-19 và lây cho cộng đồng và đặc biệt các cụ lớn tuổi, các bệnh nhân có bệnh nền, nguyên nhân chính là do các thành viên trong gia đình mang mầm bệnh về nhà lây cho họ. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh, cần phải tránh để hạn chế những biến chứng tử vong đáng tiếc xảy ra.

-  Triệu chứng lâm sàng nhiễm COVID-19 (xuất hiện vài triệu chứng trong nhóm triệu chứng này): Sốt hoặc ớn lạnh; Đau họng; Ho; Hụt hơi hoặc khó thở; Mệt mỏi; Đau cơ hoặc đau nhức người; Đau đầu; Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; Mới mất vị giác hoặc khứu giác; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Tiêu chảy.

Virus khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng nhiều cơ quan, nhưng cơ quan ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. Trên 80% bệnh nhân cảm giác không khỏe, bị ho nhẹ hoặc nhức đầu. Thời gian mắc bệnh trung bình 5 ->7 ngày, kéo dài đến 14 ngày. Nếu nhẹ thì khoảng ngày thứ 5 sẽ bình phục. Bệnh nặng sẽ diễn tiến trong 3 -> 5 ngày sẽ thấy khó thở (cần vào nhập viện khi thấy khó thở, còn sốt thì phải uống hạ sốt và theo dõi không cần đến bệnh viện). Thông thường tới ngày thứ 7 sẽ cảm giác khỏe trở lại.

Sự lây bệnh COVID-19

COVID-19 nhiễm qua sự tiếp xúc kéo dài trong một thời gian ngắn, dưới 2 mét, nơi phòng kín như: khu siêu thị, phòng, khách sạn,… đóng kín cửa - mở điều hòa - không mang đồ bảo hộ đúng quy cách (như: không có khẩu trang, không có gương chắn bảo vệ mắt, và tiếp xúc nhiều phút).

Chưa sát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn hay chưa rửa tay bằng xà phòng khi đó virus dính vào tay rồi đưa tay lên sờ mặt. Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng.

Nói tóm lại, bạn chạm tay vào một người bệnh hoặc chạm tay vào một bề mặt có chứa virus, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình.

Những vấn đề đáng lưu tâm

COVID-19 tồn tại và lây lan trong cộng đồng ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào. Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay nước sát khuẩn sau đó mới được đụng lên cơ thể bạn. COVID-19 không phải là một căn bệnh mà nếu 1 người bị nhiễm bệnh đi đến đâu thì cả cộng đồng ở đó bị lây theo. Chúng chỉ lây khi gặp người bệnh và đụng chạm nhau kéo dài trong một thời gian ngắn vừa phải. Do vậy, muốn tuyệt đối khỏi bị lây bệnh, bạn hãy rửa tay thật kỹ hoặc sát khuẩn tay ngay sau khi tay mình chạm vào bất cứ vật gì (nhất là các vật dụng nơi công cộng, kể cả nút bấm trong thang máy,…). Cần phải thận trọng bỏ thói quen chạm tay vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, gãi mặt, sờ mũi, nặn mụn,…).

Mọi người cần thực hiện 5K bất cứ đâu. Tay bạn cần phải sạch, bỏ thói quen sờ vào mặt là hạn chế khá nhiều việc nhiễm COVID-19. Luôn luôn đứng xa người khác và giữ khoảng cách >2 mét, không bắt tay, không ôm nhau, hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Cần phải đeo khẩu trang, nhưng phải đảm bảo che kín được cả mũi lẫn miệng.

TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top