ClockThứ Bảy, 28/05/2022 13:43

Ngăn chặn các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát

TTH - Trong khi dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới, thì ở nhiều quốc gia lại ghi nhận sự gia tăng trường hợp nhiễm bệnh của bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em, bệnh đậu mùa khỉ. Ở nước ta, tuy chưa ghi nhận trường hợp nhiễm các bệnh trên, nhưng Bộ Y tế vẫn yêu cầu các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa bệnh xâm nhập.

Các chốt kiểm soát góp phần khóa chặt nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoàiSốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam

Cán bộ y tế kiểm tra chỉ số bọ gậy trên địa bàn TP. Huế. Ảnh: Chí Hùng

Tổ chức Y tế thế giới dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát, phát hiện ca nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ sở y tế để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, như: chăn, ga, gối, đệm… Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày (thường từ 6 đến 13 ngày). Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, tính đến 21/5/2022 trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh kể từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5/2022; 28 trường hợp nghi ngờ và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây.

Để chủ động giám sát các ca bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động giám sát, phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ; tăng cường giám sát, phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở ngành y tế trên địa bàn. Đồng thời, chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc-xin phòng bệnh đậu mùa được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đậu mùa khỉ và việc sát khuẩn tay, nhà cửa cũng là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả góp phần tiêu diệt vi-rút đậu mùa khỉ.

Trong công điện gửi về các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế nhấn mạnh, hiện nay dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên lại ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương các bệnh lưu hành, như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác. Thời gian tới, khi thời tiết khí hậu nóng ẩm, kết hợp với việc giao lưu đi lại của người dân giữa các vùng miền, thì nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh truyền nhiễm rất cao.

Để chủ động phòng, chống, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ. Đồng thời, chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống và ngăn chặn hiệu quả các loại dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát, như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não, bạch hầu, ho gà...

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ

Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực ở Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong khi đó, dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực trên tiếp tục có mưa. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương.

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

TIN MỚI

Return to top